THAAD có an toàn khi được Iron Dome bảo vệ?
Quân đội Mỹ vừa quyết định triển khai hệ thống đánh chặn Iron Dome đến căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam làm nhiệm vụ đặc biệt.
Nga cảnh báo khi Ukraine bí mật dồn vũ khí / Mỹ tự tin thái quá về vũ khí siêu thanh?
Quyết định về việc triển khai Iron Dome được Quân đội Mỹ cho biết trong thông báo đưa ra hôm 7/10: "Một trong những hệ thống đánh chặn mua từ Israel được triển khai đến Guam".
Cùng với thông tin trên, Quân đội Mỹ cũng nói về nhân sự cần thiết phục vụ triển khai hệ thống này đã đến Guam, song không tiết lộ chi tiết số quân. Việc triển khai dự kiến sẽ được thực hiện trong khoảng từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 12.
Chuẩn tướng Benjamin Nicholson cho biết khi nói về việc điều động Iron Dome: "Việc triển khai thử nghiệm này là một cơ hội to lớn để kiểm tra năng lực của hệ thống phòng thủ điểm trên chiến trường, đánh giá hoạt động của Vòm Sắt với các hệ thống hiện có và xác định khả năng vận hành trong tương lai. Khả năng phòng thủ tên lửa mạnh mẽ sẽ cải thiện đáng kể thế trận quốc phòng và bảo vệ người dân và các tài sản quan trọng của chúng ta trong khu vực".
Ông Lou Leon Guerrero, Thống đốc Guam đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đợt triển khai Iron Dome trên đảo: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc triển khai vũ khí này tới Guam. Việc bổ sung năng lực phòng thủ sẽ tăng cường an ninh quốc gia thông qua việc tăng thêm một lớp bảo vệ cho THAAD. Năng lực phòng thủ tên lửa thường trực sẽ là sự tiếp nối các khoản đầu tư tại địa phương nhằm đảm bảo một đảo Guam an toàn hơn, với sự hợp tác của Bộ Quốc phòng".
Đánh giá về quyết định triển khai Iron Dome, giới chuyên gia cho rằng, việc tăng cường thêm một lớp phòng thủ cho Guam là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, bản chất của quyết định triển khai này chỉ nhằm mục đích bảo vệ hệ thống đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối THAAD khỏi nguy hiểm từ UAV - loại vũ khí THAAD từng nhiều lần bất lực khi đối mặt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo