Quốc tế

Tiết lộ sốc: Mỹ suýt phóng tên lửa nhiệt hạch vào Hà Nội

DNVN - Vào năm 1962, trong thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, một vụ báo động giả đã suýt nữa dẫn tới thảm họa hạt nhân toàn cầu khi Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc... nằm trong mục tiêu của lệnh phóng tên lửa nhiệt hạch.

Việt Nam tích hợp thành công rocket Mỹ cho Mi-24A trong chiến tranh biên giới / UAE tung pháo phản lực phóng loạt "khủng" nhất thế giới vào chiến trường Yemen

Tổ chức Bulletin of the Atomic Scientists đã công bố một tài liệu mật cho biết Việt Nam cùng một số quốc gia khác suýt chút nữa trở thành đối tượng của một cuộc tấn công hạt nhân từ Quân đội Hoa Kỳ.

Theo lời kể của nhân chứng John Bordne, ngày 28/10/1962, Đại úy William Bassett - người chỉ huy ca trực tại một căn cứ quân sự Mỹ nhận được lệnh phóng tên lửa Macce B mang đầu đạn nhiệt hạch Mark 28 vào các mục tiêu gồm Vladivostok, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng và Hà Nội.

Trang Bulletin of the Atomic Scientists cho biết, một quả bom nhiệt hạch Mark 28 có sức công phá tương đương 1,1 triệu tấn TNT, gấp 70 lần quả bom hạt nhân mà quân đội Mỹ đã ném xuống Nhật Bản trong chiến tranh thế giới hai.

Tên lửa hành trình mang đầu đạn nhiệt hạch MGM-13 Mace của Mỹ: Ảnh: Wikipedia.

Tên lửa hành trình mang đầu đạn nhiệt hạch MGM-13 Mace của Mỹ: Ảnh: Wikipedia.

Đây là thời kỳ đỉnh cao của chiến tranh Lạnh nên ngay sau khi nhận được lệnh trên, căn cứ dưới sự chỉ huy của Đại úy William Bassett được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở mức cao nhất - báo động đỏ DEFCON 2 (Bên bờ vực chiến tranh hạt nhân).

Trong lúc đó 3 căn cứ khác cũng được nhận lệnh tương tự, họ liên lạc với Đại úy Bassett cho biết danh sách các mục tiêu tấn công có địa điểm thuộc lãnh thổ Liên Xô, nhưng tình trạng sẵn sàng chiến đấu chưa được thông báo đạt mức DEFCON 1 (Cuộc chiến tranh hạt nhân không thể tránh khỏi).

Điều này làm Đại úy William Bassett nghi ngờ về tính xác đáng của mệnh lệnh tấn công hạt nhân, viên sĩ quan ra lệnh ngừng phóng và lập tức gọi điện về trung tâm chỉ huy.

Lúc này lại phát sinh tình huống mới đó là một viên Trung úy thuộc ca trực vẫn giữ nút phóng hạt nhân và không có ý định tuân lệnh, buộc Đại úy Bassett phải ra lệnh cho hai người lính sẵn sàng bắn nếu có hiện tượng chống lệnh.

 

Một căn cứ tên lửa Mace của Mỹ vào thời kỳ chiến tranh Lạnh. Ảnh: National Interest.

Một căn cứ tên lửa Mace của Mỹ vào thời kỳ chiến tranh Lạnh. Ảnh: National Interest.

Vụ việc sau đó đã trôi qua, lệnh báo động chiến đấu được dỡ bỏ, Đại úy William Basset đã trở thành người hùng giúp ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc.

Được biết ở phía bên kia, cũng có vài lần Liên Xô hứng chịu báo động giả như vậy, rất may là các sĩ quan điều khiển của họ cũng đủ tỉnh táo và bình tĩnh phân tích tình hình để nhận ra đó là tình huống không có thực.

 

Trong tháng sau đó, một phiên tòa quân sự của Quân đội Mỹ đã được mở để xét xử viên Thiếu tá đã gây ra cú báo động giả và suýt đẩy thế giới vào cảnh bị hủy diệt trên. Theo mệnh lệnh của các cấp chỉ huy, những binh lính tham gia sự kiện trên không được phép để lộ bất cứ thông tin nào, nếu không sẽ phải chịu hình phạt nặng nề.

Đại uý Bassett qua đời năm 2011, câu chuyện này đã được giữ kín trong suốt 50 năm. Mãi đến năm 2015, Không quân Mỹ mới cho phép cựu binh John Bordne kể lại câu chuyện này.

Thông tấn Nga sau khi biết chuyện đã bình luận, trên thực tế nếu như không có sự cẩn trọng của Đại úy William, Bassett, một thảm họa hạt nhân cực lớn đã xảy ra trên quy mô toàn thế giới.

Hiện các nhà nghiên cứu đang yêu cầu Cơ quan lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ cho giải mật hồ sơ liên quan sự cố này để tránh lặp lại sự kiện tương tự trọng tương lai, khi mà thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm