Quốc tế

Trang bị robot, tên lửa, LCS vẫn bị nghi ngờ sức mạnh

Để tránh việc những chiếc LCS bị loại biên sớm, Hải quân Mỹ đã quyết định trang bị robot tối tân và tên lửa diệt hạm tầm xa cho lớp tàu này.

S-500 đủ khiến toàn bộ vũ khí Mỹ mù / Kho vũ khí mới đáng sợ của máy bay B-52

Gói trang bị mới dành cho những chiếc LCS nằm trong chương trình nâng cấp với tất cả những chiếc tàu chiến LCS hiện có của Hải quân Mỹ.

Theo Đại úy Gus Weekes, người quản lý chương trình module nhiệm vụ trên LCS của Hải quân cho biết, để tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu ngầm và diệt thủy lôi, tàu được trang bị robot Knifefish. Để diệt hạm, tàu được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa NSM.

Trang bi robot, ten lua, LCSvan bi nghi ngo suc manh
Chiến hạm LCS.

"Việc trang bị Knifefish là bước tiến vượt bậc của Mỹ trong nỗ lực tìm và diệt mìn biển của đối phương bởi robot này có thể thực hiện nhiệm vụ phát hiện và phân loại mục tiêu ở nhiều độ sâu khác nhau", Đại úy Gus Weekes cho biết.

Knifefish có thiết kế bên ngoài rất giống quả ngư lôi MK-48. Robot dài khoảng 6m, có thể hoạt động liên tục trong 16 giờ để truy tìm thủy lôi dưới biển bằng cách sử dụng một sonar dùng sóng băng tần rộng, tần số thấp, có khả năng xuyên qua được bề mặt đáy biển (tuỳ thuộc vào lớp trầm tích dưới đáy).

Bằng việc so sánh hình dạng của vật dò tìm với những dữ liệu về các loại thủy lôi, robot Knifefish có thể phân biệt được đâu là thủy lôi, đâu là vật thể không gây nguy hiểm.

Do đó, robot này được kỳ vọng là hoạt động hiệu quả ở vùng biển nhiều rác bị đối thủ lợi dụng để rải thủy lôi. Hải quân Mỹ tin rằng, Knifefish có thể giúp lực lượng này vô hiệu mọi loại thủy lôi của Nga và Iran hiện nay.

Nhưng điều bất lợi duy nhất cũng là lớn nhất hiện giờ là Knifefish buộc phải quay trở lại tàu mẹ mới có thể nạp dữ liệu mà nó đã thu thập được khi thực hiện nhiệm vụ. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng tác chiến của tàu.

 

Trong khi khả năng của Knifefish trên tàu LCS bị nghi ngờ thì khả năng tấn công của tàu với tên lửa Naval Strike Missile (NSM) được đánh giá rất cao. Bởi NSM chính là loại tên lửa hành trình diệt hạm thế hệ thứ 5 được cho là có khả năng tấn công chính xác nhất thế giới.

Tên lửa hành trình chống hạm NSM có khả năng bay với những quỹ đạo phức tạp, đủ để vượt qua hầu hết hệ thống phòng không tinh vi nhất trên tàu chiến.

Đặc điểm nổi bật nữa của tên lửa NSM đó là nó được chế tạo từ vật liệu tổng hợp (composite) có khả năng hấp thu sóng radar rất mạnh, cho khả năng tàng hình cực cao.

Tên lửa được trang bị công nghệ dẫn hướng rất hiện đại, kết hợp giữa hệ thống lái theo quán tính kết hợp tham chiếu bản đồ số thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Tên lửa NSM có trọng lượng phóng tối đa 400 kg, mang theo đầu đạn nặng 125 kg được nhồi thuốc nổ cực mạnh và tận dụng cả động năng đủ để xuyên thủng lớp giáp dày trên các chiến hạm.

 

Khi tấn công mục tiêu, tại quỹ đạo bay cuối, tên lửa khóa mục tiêu bằng cảm biến hình ảnh hồng ngoại thụ động 2 băng tần cho phép phân biệt các đối tượng cần tiêu diệt trong môi trường lộn xộn.

NSM cũng là tên lửa chống hạm đầu tiên trên thế giới được trang bị đầu dò hồng ngoại cùng camera chuyên dụng có khả năng phân biệt và nhận dạng được từng hình dáng của tàu chiến riêng lẻ, nó có một biến thể tên lửa tấn công liên hợp với tên gọi JSM.

Giới quân sự Mỹ cho rằng, ngay cả khi NSM hoạt động tốt như thiết kế trên tàu LCS thì người ta vẫn có lý do để nghi ngờ sức mạnh con tàu này do chúng có hàng trăm lỗi khác nhau chứ không chỉ yếu ở phát hiện ngầm và diệt hạm.

Đây chính là lý do khiến tờ báo của Mỹ là Task & Purpose nói rằng, toàn bộ tàu LCS của Mỹ chỉ là "những đống rác biết bơi". Theo báo Mỹ, các tàu LCS hoàn toàn không phù hợp với các hoạt động quân sự, khi chúng dễ dàng bị các chiến hạm nhỏ hơn của các quốc gia thường thường bậc trung đánh đắm bởi khả năng phòng thủ của chúng cũng quá kém.

Khiếm khuyết rõ rệt của LCS là thiếu các yếu tố hệ thống chiến đấu, đặc biệt là hệ thống radar, trong khi đó, khả năng phòng vệ trước tên lửa chống hạm hạn chế và thiếu cơ chế bảo vệ các vụ tấn công từ trên không để giảm thiệt hại trong trường hợp có các đòn tấn công mạnh mẽ.

 

Cùng với đó là hệ thống điện tử cũng là điểm yếu cố hữu. Hải quân Mỹ đã nhiều lần nâng cấp nhưng nó bị đánh giá vẫn rất dễ bị kẻ thù xâm nhập và chiếm quyền điều khiển. Cùng với đó, động cơ chính thường chết máy khi làm nhiệm vụ.

"Bạn thử nghĩ xem, nếu đang tác chiến động cơ bỗng ngừng hoạt động. Điều đó kéo theo toàn bộ hoạt động của con tàu bị tê liệt và nó trở thành bia tập bắn cho vũ khí diệt hạm của đối phương.

Chính vì vậy, việc LCS được trang bị robot và tên lửa NSM thì người ta vẫn có lý do để nghi ngờ về khả năng tác chiến của cả lớp tàu LCS này", tờ Task & Purpose viết.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm