Quốc tế

USS Michael Monsoor điều khiển đội không người lái trong diễn tập

Siêu hạm tàng hình USS Michael Monsoor - chiếc Zumwalt thứ 2 của Mỹ sẽ điều khiển cả đội không người lái trong diễn tập trên Thái Bình Dương.

Sự thật việc Mỹ gây căng thẳng với Trung Quốc để bán vũ khí? / Burevestnik trở thành vũ khí chiến lược chống lại Mỹ

Trang USNI News dẫn tuyên bố của Hải quân Mỹ cho biết, cuộc diễn tập mang tên "Vấn đề Chiến đấu Hạm đội" sẽ được thực hiện trong tháng 4.

Đây là cuộc diễn tập phức tạp nhất liên quan đến các hệ thống không người lái như máy bay và tàu mặt nước trong biên chế của Hải quân.

USS Michael Monsoor là chiếc thứ 2 thuộc lớp khu trục hạm tàng hình Zumwalt được thiết kế kiểu ngược so với chiến hạm truyền thống.

USS Michael Monsoor dieu khien doi khong nguoi lai trong dien tap
Chiến USS Michael Monsoor.

Phát ngôn viên hải quân Mỹ Tim Pietrack cho biết hôm 22/3: "Con tàu sẽ đóng vai trò trung tâm chỉ huy điều khiển các hệ thống không người lái trinh sát và tiến công tầm xa trong cuộc diễn tập trong tháng 4/2020.

Đợt diễn tập sẽ kết hợp nhiều khí tài không người lái và thiết bị hỗ trợ, bao gồm dự án Super Swarm, Tàu mặt nước không người lái cỡ trung (MDUSV) Sea Hunter và Sea Hawk, máy bay không người lái (UAV) trinh sát MQ-8B và MQ-9".

Khu trục hạm USS Michael Monsoor sẽ đóng vai trò trung tâm của cuộc diễn tập, con tàu sử dụng các năng lực độc đáo để chỉ huy và điều khiển các khí tài có người lái và không người lái để triển khai các đòn tập kích tầm xa, trên nhiều chiến trường.

Theo kịch bản cuộc diễn tập, Sea Hunter và Sea Hawk sẽ hỗ trợ các đơn vị có người lái trong hoạt động săn ngầm và xây dựng nhận thức tình huống trên biển.

Trong khi đó, MQ-9 sẽ thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tác chiến chống ngầm, UAV trực thăng MQ-8B sẽ cất cánh từ một tàu tác chiến ven biển để thực hiện nhiệm vụ trinh sát.

 

Để có thể điều khiển đồng thời nhiều phương tiện không người lái, USS Michael Monsoor được trang bị phần mềm có một số thay đổi so với chiếc Zumwalt đầu tiên. Chính vì vậy, khả năng chiến đấu của con tàu cũng được cải thiện đáng kể so với con tàu trước đó.

Tất cả những chiếc tàu thuộc lớp Zumwalt đều có lượng giãn nước hơn 15.000 tấn, được trang bị 80 ống phóng đa năng Mk-41, hai pháo 155 mm, hai pháo Mk-46 30 mm, có thể chở theo 1 trực thăng SH-60/MH-60R hoặc hai UAV trực thăng MQ-8.

Nhưng dù đã chi hàng tỷ USD để phát triển lớp Zumwalt, Hải quân Mỹ chưa đưa ra được trọng tâm tác chiến cho lớp tàu khu trục hạm này. Đây chính là nguyên nhân khiến những chiếc tàu này vẫn chưa thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu dù đã được trang bị từ vài năm nay.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn khẳng định con tàu có những khả năng mà trên hầu hết các chiến hạm của đối thủ không có, đặc biệt là khả năng "vô hình" trên màn hình radar đối phương.

Chuyên gia quân sự Nga Viktor Baranets cho rằng, việc Mỹ tuyên bố chiến hạm USS Michael Monsoor của nước này có khả năng vô hình là điều lố bịch.

 

Mỹ đã chi tới 4,4 tỷ USD cho 1 chiếc tàu khu trục. Trong khi đó, 1 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia loại mới nhất có chi phí 2,2 tỷ USD. Như vậy, Mỹ đã dùng nguồn ngân sách dành cho 2 tàu ngầm hạt nhân để đóng 1 tàu khu trục Zumwalt.

Người Mỹ thích những dự án hoành tráng mà đôi lúc vượt khỏi lý trí. Vị chuyên gia Nga đồng thời nhấn mạnh rằng, công nghệ tàng hình của USS Michael Monsoor về cơ bản không đủ làm suy yếu khả năng phát hiện tàu đối phương của những cường quốc quân sự lớn.

Về khả năng tàng hình của siêu hạm Mỹ rằng, chẳng qua đó chỉ là một câu chuyện cổ tích dành cho những kẻ khù khờ. "Với khả năng của những loại vũ khí sử dụng hệ thống trinh sát trên không và trong không gian hiện nay, kết hợp với khả năng của các UAV, cỗ máy khổng lồ này không còn là mục tiêu khó phát hiện trên mặt biển", ông Baranets nói.

Trong khi đó, Mikhail Lukanin - một chuyên gia phân tích quân sự khác nhận định rằng, USS Michael Monsoor là mẫu tàu thú vị với nhiều giải pháp sáng tạo, song, năng lực chiến đấu của nó vẫn là một dấu hỏi. Thực chất, đây chỉ là một siêu máy tính nổi mang tên lửa, không thể làm thay đổi cán cân lực lượng.

Cũng theo Lukanin, mức chi phí 4,4 tỷ USD cho USS Michael Monsoor bằng với chi phí đóng 1 tàu sân bay, trong khi đây lại là phương tiện chiến đấu quan trọng hơn nếu xét từ góc độ quân sự. Mỹ có thể đóng thêm 3 tàu khu trục lớp Arleigh Burke được vũ trang mạnh hơn với 4,4 tỷ USD. Nếu USS Michael Monsoor có 80 ống phóng thì Arleigh Burke có tới 96 ống phóng.

 

Ngoài ra, theo vị chuyên gia, công nghệ tàng hình được tung hô trên chiếc tàu mới "thực ra đã trở nên khá phổ biến, thậm chí còn được ứng dụng trên các tàu chiến Nga với lượng giãn nước nhỏ hơn".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm