Quốc tế

Vận đen đeo bám khiến tiêm kích hạm F-35C mất khả năng tàng hình?

Sau vụ một chiếc F-35C lao xuống biển Đông khi đang hạ cánh trên tàu sân bay thì gần đây các nhà quan sát quân sự lại phát hiện thêm vấn đề mới với chiếc tiêm kích hạm nổi tiếng này của Mỹ.

Tàu ngầm AIP tối tân Thổ Nhĩ Kỳ có thể 'xuyên thủng' vùng kiểm soát của Nga ở Biển Đen? / Tàu ngầm hạt nhân mới của Nga khiến các chuyên gia quân sự Mỹ 'thở dài ngao ngán'

Theo đó, môi trường biển khắc nghiệt đang dần ăn mòn thân vỏ những chiếc tiêm kích hạm F-35C khiến chúng phần nào mất đi khả năng tàng hình trước radar truy sát của đối phương.


Môi trường biển khắc nghiệt dẫn đến việc tiêm kích hạm F-35C dần mất đi khả năng tàng hình do bị muối ăn mòn lớp vỏ. Hình những chiếc F-35C bị nhuốm màu nâu như bị hoen rỉ vừa được trang The Drive đăng tải.

Có vẻ như tình hình của những chiếc F-35C này khá nghiêm trọng, đặc biệt là phần lưng máy bay với lớp vỏ nhem nhuốc.

"Các máy bay chiến đấu tàng hình F-35C của Hải quân Mỹ trang bị trên tàu sân bay USS Carl Vinson bị hư hại đã cho thấy lớp sơn phủ nhạy cảm với môi trường biển", trang The Drive viết.

"Các vệt màu nâu đỏ loang rộng trên lưng và cánh của máy bay", The Drive nhấn mạnh.

Trên thực tế, nếu tính đến những khiếm khuyết trên bề mặt thân máy bay như vậy thì loại máy bay này gần như mất đi lợi thế mạnh nhất là khả năng tàng hình.

Một số nguồn tin khác cũng xác nhận, chiến đấu cơ F-35 C của Ý và Anh cũng đang phải đối mặt với vấn đề tương tự.

Các chuyên gia lưu ý rằng vấn đề như vậy chỉ có thể được loại bỏ bằng cách thay đổi hoàn toàn công nghệ sản xuất cho lớp vỏ máy bay F-35B/C, tuy nhiên điều này sẽ kéo theo một khoản tiền khổng lồ.

"Những chiếc F-35C của Mỹ bị hư hại nghiêm trọng phần vỏ chỉ sau 6 tháng triển khai trên biển. Tuy phần ảnh hưởng này không tác động đến khung thân máy bay nhưng lại ảnh hưởng tới khả năng tàng hình", trang The Drive cho biết..

Việc máy bay F-35C bị xuống cấp ở lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar quá nhanh khiến hải quân Mỹ khá đau đầu để tìm cách khắc phục.

Cần lưu ý rằng khả năng phục hồi lớp sơn phủ giúp những chiếc F-35C tàng hình đã được hải quân Mỹ tính tới trước khi triển khai chúng trên tàu sân bay.

Tuy vậy họ phải đối mặt với một thực tế có phần thách thức rằng, bảo dưỡng tiêm kích F-35C khó hơn rất nhiều lần so với F/A-18E/F.

Ngoài các máy móc trang thiết bị chuyên dụng thì việc bảo dưỡng loại máy bay hiện đại này cũng cần có những chuyên gia có trình độ, điều mà hải quân Mỹ đang gặp khó khăn.

Dù hải quân Mỹ đã tìm cách thu hút các chuyên viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao để bảo dưỡng cho F-35, tuy nhiên số lượng tuyển dụng được vẫn rất ít.

Ngoài yếu tố bị nước biển ăn mòn, lớp sơn của F-35C còn rất dễ bị các loại dầu sử dụng rộng rãi trên tàu sân bay bám vào.

Việc Mỹ nhanh chóng triển khai tiêm kích F-35C trên tàu sân bay là một nỗ lực nhằm củng cố sức mạnh của hải quân nước này.

Lớp sơn hấp thụ radar bao phủ F-35C chỉ là một trong các yếu tố giúp tăng cường khả năng sống sót của máy bay.

Ngoài sơn phủ, tiêm kích F-35C được thiết kế với hình dáng đặc biệt giúp làm chệch hướng sóng radar của đối phương.

F-35C được trang bị hệ thống điện tử hiện đại giúp chúng không những có thể tấn công tốt mà còn có khả năng sống sót cao.

Do đó chuyên gia nhận định, việc lớp sơn phủ bên ngoài xuống cấp sẽ làm cho yếu tố tàng hình trên F-35C giảm đi chứ không mất hẳn, vì thế chúng vẫn rất đáng sợ.

F-35C là phiên bản tiêm kích tàng hình chuyên hoạt động trên các tàu sân bay của Mỹ. Chúng được dự định sẽ thay thế hoạt động của tiêm kích hạm F/A-18C/D Hornet trên các tàu sân bay hạt nhân.

Do được thiết kế để hoạt động trên hạm nên F-35C có một vài thay đổi trong cấu trúc thiết kế.

Cụ thể phần cánh của F-35C lớn hơn và những thiết bị hỗ trợ hạ cánh khiến nó cơ động và linh hoạt hơn những phiên bản khác.

Theo nhà sản xuất Lockheed Martin, phiên bản F-35C sở hữu khả năng mang nhiên liệu bên trong lớn hơn so với F-35A và F-35B, giúp tăng tầm tác chiến xa hơn.

Khung thân và càng đáp được gia cố để cất hạ cánh trên tàu sân bay.

Lớp sơn tàng hình trên tiêm kích F-35C dày hơn các phiên bản khác ( dù vẫn bị môi trường nước biển xâm hại).

“F-35C áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực hàng không chiến thuật, bao gồm từ cảm biến tối tân, vũ khí mới cải thiện tầm bắn và mức độ bền bỉ”, thông cáo của Hải quân Mỹ cho biết.

Phi công trên F-35C được trang bị mũ bay đặc biệt giúp gia tăng khả năng tác chiến trong những cuộc không chiến quần vòng.

Khi ở chế độ tàng hình, F-35C chỉ có khả năng mang theo khoảng 2,8 tấn vũ khí, tất cả được giấu trong thân máy bay.

Tuy nhiên khi không cần tàng hình, F-35C có khả năng mang theo 10,5 tấn vũ khí, đây là một con số cực kỳ ấn tượng cho chiếc tiêm kích một động cơ

Với sự góp mặt của F-35C, năng lực tác chiến của Hải quân Mỹ thực sự được nâng lên một tầm cao mới. Với việc biên chế tiêm kích F-35C, Mỹ kỳ vọng kiềm chế được tham vọng của hải quân Trung Quốc.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm