Quốc tế

Vì sao Ấn Độ sắm ‘Tử thần’ MQ-9B Reaper Mỹ?

Ấn Độ tái trang bị cho quân đội bằng gói 30 máy bay không người lái tấn công MQ-9B Reaper (‘Tử thần’) của General Atomics-Mỹ.

Ảnh vệ tinh làm lộ việc Triều Tiên cố giấu nơi cất vũ khí hạt nhân? / Mỹ chưa có lời giải cho vũ khí laser đánh chặn

Vào tháng 4, Ấn Độ sẽ phê duyệt việc mua 30 máy bay không người lái chiến đấu MQ-9B Reaper (‘Tử thần’) do công ty General Atomics đóng trụ sở tại San Diego (Mỹ) sản xuất. Giá trị hợp đồng khoảng 3 tỷ USD, theo hãng Bloomberg đưa tin, dẫn lời một số quan chức ẩn danh.

Phía Ấn Độ đã để rò rỉ thông tin về kế hoạch tăng cường đội bay UAV của họ, có tính đến số máy bay mới từ Mỹ trước chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Theo kế hoạch, tiếp theo sau chuyến thăm Tokyo và Seoul vào ngày 16-18 tháng 3 tới, ông sẽ đến Ấn Độ.

Ấn Độ đang phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ trong lĩnh vực quốc phòng, và cũng hỗ trợ tăng cường hợp tác quân sự - kỹ thuật.

Loại UAV tấn công của Mỹ sẽ tăng cường khả năng tác chiến trên bộ và trên biển của Ấn Độ, vì máy bay không người lái trong trang bị hiện tại của nước này, bao gồm cả UAV Heron của Israel, chỉ có thể được sử dụng làm nhiệm vụ giám sát và trinh sát.

Vi sao An Do sam ‘Tu than’ MQ-9B Reaper My?
Máy bay tấn công không người lái MQ-9B Reaper của Mỹ đã nhiều lần chứng minh khả năng chiến đấu

Máy bay không người lái MQ-9B có khả năng hoạt động tác chiến trong 48 giờ, mang theo tải trọng khoảng 1,7 tấn. Các nhà quan sát cho rằng loại vũ khí này có thể cải thiện khả năng kiểm soát tàu chiến Trung Quốc ở nam Ấn Độ Dương, cũng như tấn công các mục tiêu ở khu vực biên giới với Trung Quốc và Pakistan.

Theo chuyên gia Alexei Kupriyanov - nhà nghiên cứu chính trị quốc tế của Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế mang tên Primakov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IMEMO RAS), hợp đồng với Hoa Kỳ không phải là động thái của Ấn Độ nhằm vào Trung Quốc.

Máy bay không người lái tấn công, hiện nay là một công nghệ đột phá, đã được sử dụng thành công khắp mọi nơi, đặc biệt ở Syria. Quan trọng nhất, chúng cho phép không cần sử dụng đến máy bay có người lái, với nguy cơ mất phi công, mà vẫn có thể tấn công vào sâu trong lãnh thổ đối phương.

Theo ông, hợp đồng có ý nghĩa khá lớn, nhưng đây không phải là một bước đi chống Trung Quốc, bởi UAV thích hợp hoạt động trong điều kiện vùng núi cao, chúng có thể được sử dụng ở bất cứ đâu mà không nhất thiết phải triển khai tới biên giới với Trung Quốc hoặc Pakistan.

UAV là một công cụ thuận tiện và linh hoạt, có thể hoạt động không chỉ để chống lại các đội quân mạnh mẽ, mà trong trường hợp cần thiết, còn có thể sử dụng trong các chiến dịch chống quân nổi dậy, các nhóm ly khai, hiện có rất nhiều ở vùng đông bắc Ấn Độ, ở Kashmir.

 

Vi sao An Do sam ‘Tu than’ MQ-9B Reaper My?
Máy bay tấn công không người lái MQ-9B Reaper của Mỹ được trang bị nhiều loại vũ khí

Theo báo Times of India, ngân sách dành cho hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng của quân đội Ấn Độ năm 2021 đã tăng lên đáng kể, tới mức 18,75%. Đây là chỉ số tăng tốc độ đầu tư quốc phòng cao nhất trong 15 năm qua.

Truyền thông Ấn Độ lưu ý mức tăng ngân sách hiện đại hóa quân đội gần 19% trong năm nay diễn ra trong thời điểm ngân sách quốc phòng tổng thể chỉ tăng hơn 1%.

Trong sáu tháng qua, Ấn Độ đã ký ít nhất 10 thỏa thuận quốc phòng với các nhà cung cấp, là các công ty Ấn Độ và nước ngoài. Đó là việc mua 83 máy bay chiến đấu hạng nhẹ mới Tejas, 118 xe tăng Arjun Mark-1a và máy bay không người lái chiến thuật trị giá 20 triệu USD.

Ngoài ra, nước này đã ký kết thỏa thuận trị giá 200 triệu USD cho các loại bom dẫn đường trên không của Israel. Những quả bom như vậy đã được Không quân Ấn Độ sử dụng trong cuộc không kích vào ngày 26 tháng 2 năm 2019 vào căn cứ huấn luyện của tổ chức khủng bố Jaish-e-Muhammad (nhóm được công nhận là tổ chức khủng bố ở cấp Liên hợp quốc) ở Balakot, Pakistan.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm