Quốc tế

Vì sao F-15EX 'thực chiến' thất bại nhưng Mỹ vẫn hài lòng?

Trong cuộc diễn tập đối kháng tại Alaska mang tên Northern Edge 21 vừa qua, Không quân Mỹ đã hài lòng với tỷ lệ chiến thắng tiêm kích F-15EX giành được.

Kho vũ khí Hamas đã định hình cuộc chiến ở Gaza mới đây như thế nào? / Nga từ lâu đã sẵn sàng đáp trả vũ khí không gian bí mật của Mỹ

Cuộc diễn tập được tổ chức với sự tham gia của 2 chiếc F-15EX, F-15C Eagles, F-16 Fighting Falcons, tiêm kích tàng hình F-35 và F-22 Raptor. Trong cuộc diễn tập, hai chiếc F-15EX đã thực hiện tổng cộng 33 lần xuất kích để đánh chặn máy bay kẻ thù.

Ngoài những lần độc lập tác chiến, F-15EX còn kết hợp với những chiến đấu cơ cùng tham giá để tăng cường khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

Vi sao F-15EX 'thuc chien' that bai nhung My van hai long?
Tiêm kích F-15EX.

Trung tá John O'Rear thuộc Phi đội Kiểm tra và Đánh giá số 84 của Không quân Mỹ cho biết:

"F-15EX đã đánh chặn loạt mục tiêu trong màn đánh chặn đối kháng. Tuy nhiên, chiến đấu cơ này cũng nhận những thất bại đầu tiên".

Dù không tiết lộ về tỷ số cụ thể trong màn đối kháng này nhưng Trung tá John O'Rear tiết lộ: "Kết quả khiến Không quân Mỹ hài lòng và nó cho thấy sức mạnh và độ tin cậy cao hơn hẳn so F-35 khi thực hiện những cuộc diễn tập tương tự trước đó".

Đánh giá về F-15EX, chuyên gia Robert Farley của tờ National Interest (NI) cho rằng, với thiết kế đỉnh cao cùng khả năng tấn công khủng khiếp, F-15EX hiện là dòng chiến đấu cơ thế hệ 4++ nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

F-15EX là phiên bản mới nhất của dòng chiến đấu cơ huyền thoại F-15 Eagle trong Không quân Mỹ. Ở phiên bản Strike Eagle được trang bị gần như hoàn toàn mới so với những phiên bản trước đó cả về hệ thống điện tử và số vũ khí mang theo.

 

Chính vì vậy, số lượng vũ khí máy bay này mang được trong mỗi lần cất cánh rất ấn tượng. Hiện nay các tiêm kích Flanker của Nga có thể mang tối đa 12 tên lửa không đối không tầm ngắn và ngoài tầm nhìn trên các giá treo vũ khí của mình.

Họ cho rằng đây là lợi thế lớn trong đối đầu vì có thể khai hỏa số lượng áp đảo đạn về phía đối phương nhằm phá vỡ đội hình chiến thuật.

Ở phiên bản F-15E của Không quân Mỹ chỉ mang theo được 4 tên lửa tầm ngắn và 4 tên lửa tầm xa, cho nên mặc dù có ưu thế ở radar mảng pha quét chủ động chúng cũng ít nhiều gặp bất lợi khi cơ số tên lửa chỉ bằng 2/3 đối thủ.

Mọi chuyện đã thay đổi khi Boeing đã công bố F-15 nâng cấp với cải tiến lớn ở khung thân, giúp số tên lửa không đối không mang theo tăng lên 16 quả. Đặc biệt, theo tuyên bố của Không quân Mỹ, ở phiên bản F-15EX có thể mang theo tới 24 tên lửa không đối không, tức là gấp đôi cơ số đạn của máy bay Nga.

Ngoài ra, phiên bản này còn được sửa đổi về động cơ, hệ thống kiểm soát bay và đặc biệt là nâng cấp sâu radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA). Cần lưu ý thêm rằng chiếc Su-35S của Nga vẫn phải dùng radar quét thụ động (PESA) lạc hậu hơn ít nhất một thế hệ.

 

Cùng với số vũ khí mang theo, người Mỹ còn gây bất ngờ lớn khi tuổi khung siêu bền của F-15EX Strike Eagle lên tới 20.000 giờ bay. Để so sánh thì Su-35S mới chỉ đạt tới con số 6.000 giờ, Su-30MK là 3.000 giờ trong khi Su-27 chỉ đạt 2.000 giờ bay.

Với khả năng đầy ấn tượng của F-15EX, giới quân sự Mỹ khẳng định khiếm khuyết duy nhất của dòng máy bay này là chưa có khả năng tàng hình nhưng chừng đó cũng đủ khiến F-15EX vượt trội trước tất cả máy bay cùng thế hệ, đặc biệt là Su-35 của Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm