Quốc tế

Vụ tai nạn hy hữu của Không quân Pháp

Vụ tai nạn hy hữu xảy ra cách đây hơn một năm tại Saint-Dizier, thuộc khu Haute-Marne của Pháp, trên máy bay chiến đấu Rafale làm 2 người bị thương, trong đó có viên phi công, đã để lại lỗ hổng an ninh trong việc đưa người tham gia vào các chuyến bay quân sự.

Iran và Pháp trao đổi tù binh / Pháp khẳng định vị thế trên thị trường xuất khẩu vũ khí

Dẫn báo cáo phân tích vừa được Cục Điều tra tai nạn về an toàn hàng không nhà nước (BEA-É) công bố ngày 8/4, tờ Le Figaro cho biết, ngày 20/3/2019, một nhân viên dân sự của một tập đoàn sản xuất vũ khí đã tham gia chuyến bay khám phá trên chiếc Rafale. Ngay khi lên máy bay và ngồi ở ghế sau, người này vô cùng căng thẳng, nhịp tim có lúc lên tới 136-142 lần/phút. Vài giây sau khi máy bay cất cánh, do chưa kịp thích ứng với sự thay đổi trọng lượng, người đàn ông 64 tuổi này có dấu hiệu hoảng loạn và bất ngờ nắm vào tay điều khiển. Ngay lập tức, tiếng nổ phát ra trên máy bay và ghế phóng của hành khách này bất ngờ kích hoạt, đẩy ông ta ra khỏi buồng lái và chiếc dù được bật ra. Rất may, viên phi công là người có kinh nghiệm nên bình tĩnh đưa máy bay hạ cánh an toàn. Viên phi công và người đàn ông trên bị thương nhẹ. Chiếc Rafale phải nằm đất trong vài ngày để xác minh nguyên nhân của vụ việc.

Hành khách trên chiếc Rafale thoát hiểm nhờ hệ thống thoát ly bằng dù trên máy bay Rafale.

Ban đầu, các nhà điều tra nhận định, vụ tai nạn có thể do lỗi của phi công hoặc lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, sau một năm điều tra, báo cáo của BEA-É cho thấy, những sai sót bắt đầu từ phía hành khách. “Bất ngờ bị buộc phải tham gia chuyến bay theo yêu cầu của cấp trên, người đàn ông 64 tuổi được kiểm tra sức khỏe chỉ 4 giờ trước khi máy bay cất cánh. Sau khi khám, bác sĩ quân y cho phép người này được bay với ở một ngưỡng nhất định. Tuy nhiên, sự cố máy tính đã ngăn cản việc truyền chỉ dẫn của bác sĩ đến phi hành đoàn. Ngoài ra, áp lực của công ty và phải là người đại diện cho những đồng nghiệp đứng dưới mặt đất nên khách hàng này đã không thể từ chối việc lên máy bay”, báo cáo cho hay.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho biết, chiếc quần của phi công được trang bị kém và dây đai không đủ chặt. Điều này có thể gây ra cảm giác bất an cho người mặc. Đây chính là nguyên nhân khiến người ngồi đằng sau có phản xạ bám lấy bất cứ thứ gì có thể. Ngoài ra, còn có một số lỗi khiến vụ tai nạn thêm trầm trọng như mũ bay không được đeo đúng cách, mặt nạ oxy đã không được sử dụng…

Chiếc mũ bay được thu hồi sau vụ tai nạn.

Theo lý thuyết của James Reasons, người tiên phong trong việc phân tích các tai nạn gây ra bởi lỗi hệ thống- trong những vụ tai nạn tương tự, phi công sẽ nhảy dù trước khi máy bay rơi xuống đất và phát nổ. Trong vụ tai nạn trên, nếu phi công bị đẩy khỏi buồng lái thì chiếc Rafale trị giá 70 triệu euro đã rơi xuống đất và bị phá hủy.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm