Ý lo F-35 gần biên giới Nga thành "mồi ngon" của MiG-35
F-35B trở thành tiêm kích hạm ‘xương sống’ của hải quân Anh / Nguyên mẫu đầu tiên của oanh tạc cơ tàng hình B-21 Mỹ đã hoàn thiện
Vào ngày 30/4, các máy bay chiến đấu tàng hình F-35A của Tập đoàn quân số 13 - Không quân Italia đã lần đầu tiên đến căn cứ không quân Amari ở Estonia.
Các tiêm kích F-35 được triển khai trên cơ sở luân phiên 4 tháng một lần nhằm thay thế biên đội Eurofighter Typhoon của Không quân Đức đã làm nhiệm vụ trên bầu trời Estonia từ đầu năm nay.
Trước sự xuất hiện của biên đội tiêm kích tàng hình Italia, các nhà báo Estonia đã thẳng thắn làm rõ rằng F-35A được chỉ định là "sản phẩm của chương trình vũ khí đắt tiền nhất trong lịch sử nhân loại".
Họ nhấn mạnh rằng đây là những máy bay chiến đấu tàng hình đa chức năng cực kỳ tối tân, "có khả năng thực hiện vai trò tiêm kích, trinh sát và tấn công các mục tiêu mặt đất cũng như trên biển".
Điều cần lưu ý nữa đó là lực lượng không quân của các quốc gia thành viên NATO đã tuần tra không phận 3 quốc gia Baltic (Estonia, Latvia và Lithuania) kể từ tháng 3/2004.
Có tính đến việc tái vũ trang không quân của nhiều nước trong Liên minh NATO đang diễn ra, có thể mong đợi sự xuất hiện và triển khai của nhiều máy bay thế hệ mới đắt tiền của Mỹ trên các khu vực biên giới với Nga.
Tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II của Không quân Ý đã được triển khai tới Estonia. |
Tuy vậy bất chấp thực tế là một số lượng tương đối nhỏ máy bay chiến đấu MiG-35 đang được biên chế cho Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, tại Ý đã bắt đầu xuất hiện sự lo lắng về việc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 được triển khai ở Estonia.
Giới phân tích cho rằng F-35 rất dễ bị tổn thương trước các loại vũ khí độc đáo trang bị cho MiG-35 Nga, và sự xuất hiện của chiếc máy bay chiến đấu này bên cạnh các tiêm kích Không quân Ý có thể gây ra thách thức nghiêm trọng.
Theo lưu ý của Quân đội Ý, một tính năng chính của MiG-35 Nga là nó được trang bị radar quét điện tử chủ động, cho phép vượt qua sự hoạt động của các hệ thống chế áp điện tử của đối phương, do vậy các cuộc tấn công của chiếc tiêm kích Nga có thể rất hiệu quả.
Hơn nữa giới phân tích tin rằng hiện tại MiG-35 tỏ ra vượt trội hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào đang phục vụ tại các nước châu Âu, mặc dù trên thực tế chúng ta đang nói về một máy bay chiến đấu hạng nhẹ.
“MiG-35 được trang bị radar quét điện tử chủ động có khả năng chống lại các biện pháp đối phó điện tử. Đây là một trong những lợi thế chính của tiêm kích Nga, nó có khả năng bắn trúng 4 mục tiêu cùng một lúc".
"Các thiết bị điện tử trên máy bay cũng được cải thiện và khả năng tiếp nhiên liệu trên không cho phép MiG-35 có tầm hoạt động xa hơn đáng kể so với MiG-29”, chuyên gia quân sự Ý - ông Maurizio Sparacin cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025