Younes giúp tàu Iran không gặp lại kịch bản trên Biển Đỏ
Siêu hạm Zumwalt xếp hàng chờ... vũ khí / Xuất khẩu vũ khí của Nga giảm mạnh, các nước châu Á thành khách hàng đặt biệt
Theo RT, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vừa công bố loạt khí tài tối tân tự phát triển, trong đó có robot thợ lặn Younes. Robot này có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra bề mặt dưới của các con tàu và giàn khoan dầu.
Hiện hầu hết thông số của robot thợ lặn Younes vẫn được IRGC bảo mật nhưng nguồn tin này khẳng định: "Thợ lặn Younes sẽ giúp phát hiện mọi nguy hiểm dưới nước và gửi cảnh báo đến tàu trang bị để kịp thời có biện pháp xử lý nhằm đảm bảo sự an toàn cho tàu".
Tàu chiến Iran. |
Trong khi đó hãng thông tấn Tasnim của Iran cho biết, một khi loại robot này đi vào trang bị, những cuộc tấn công bằng mìn biển nhằm vào tàu Iran kiểu như vụ trên Biển Đỏ hồi thuáng 4/2021 sẽ không xảy ra.
Cuộc tấn công do Israel thực hiện được phía Tel Aviv gọi là đòn trả đũa cho các cuộc tấn công trước đó của Iran vào các tàu của Israel. Vụ tấn công khiến chiếc tàu Iran có tên Saviz đã bị hư hỏng bên dưới dòng nước.
Tasnim cho biết thêm, cuộc tấn công được thực hiên bằng mìn limpet, một loại thủy lôi được thiết kế để gắn lên thân tàu bằng nam châm. Loại mìn này thường được sử dụng tấn công các tàu tại vùng Vịnh thời gian qua.
Cùng với việc phát triển thành công robot chuyên phát hiện mục tiêu dưới nước, Iran cũng đã sản xuất thành công tàu quét mìn chuyên dụng Shahin để đối phó với sự nguy hiểm của loại vũ khí này.
"Tàu quét mìn Shahin sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạt động tìm kiếm, định vị và vô hiệu hóa mìn của đối phương, giúp tàu Iran di chuyển an toàn tại những nơi kẻ thù rải thủy lôi", Tasnim cho biết.
Giới chuyên gia cho rằng, không phải tàu ngầm hay tàu chiến mà chính những quả thủy lôi mới là loại vũ khí khiến thủy thủ các nước sợ hãi nhất trong những trận hải chiến.
Mặc dù các tàu ngầm, tàu chiến trên mặt nước và máy bay thường thu hút sự chú ý của giới báo chí trong các trận hải chiến nhưng thực tế những quả thủy lôi mới là mối nguy hiểm lớn nhất đối với bất cứ con tàu nào.
So với các loại vũ khí trên biển khác, thủy lôi có chi phí triển khai ít tốn kém nhất, chúng có thể hoạt động trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm liền và kiểm soát được một vùng nước nhất định trong khi không cần tới bất cứ người lính hay tàu chiến nào để canh gác.
Chính sự khó lường và hiệu quả của thủy lôi đã khiến Iran phải đầu tư phát triển những vũ khí và khí tài mới để đối phó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo