Hỗ trợ doanh nghiệp

Sabeco là thương hiệu có thể bán cho nước ngoài

“Về vấn đề thương hiệu, mất Sabeco, là thương hiệu bia chứ không phải thương hiệu như cà phê hay gạo, đó là thương hiệu chúng ta có thể trao tay cho nước ngoài”.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính Ngân hàng tại hội thảo Cơ hội đầu tư – kinh doanh 2018 được tổ chức chiều qua (6/1).

Theo ông Hiếu, chúng ta cần thương hiệu nông sản Việt hơn là thương hiệu bia rượu.

Theo ông Hiếu, chúng ta cần thương hiệu nông sản Việt hơn là thương hiệu bia rượu.

Cụ thể, tại hội thảo, ông Hiếu cho rằng, cái ta cần là nông sản Việt Nam, thương hiệu mà phục vụ cho đời sống hơn là bia rượu và hàng hoá tiêu thụ không đóng góp nhiều cho xã hội.

Về vấn đề thoái vốn cổ phần hóa, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước nhận định rằng, chưa bao giờ chúng ta thực hiện được những đợt thoái vốn tạo tiếng vang lớn như Sabeco hay Vinamilk.

“Riêng Sabeco đã thu về gần 110.000 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy, chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn trong và ngoài nước”, ông Sơn nói.

Bên cạnh đó, ông Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng: “Thoái vốn hay cổ phần hoá là khâu rất quan trọng của tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)”.

Đáng nói, ông Thành nhận định, sâu xa hơn, nó là kết quả chứng minh Việt Nam có thực sự làm thật, chơi thật, cải cách thật hay không.

 

Theo ông Thành, Vinamilk hay Sabeco cho thấy Việt Nam đã làm tốt trong việc thoái vốn và cổ phần hoá.

“Việc Việt Nam động chạm đến các tập đoàn, đẩy mạnh việc cổ phần hoá, cách quyết liệt ấy đem lại niềm tin cho thị trường. Việc cổ phần hoá sẽ tiếp tục gắn bó khăng khít với quá trình cải cách. Sắp tới còn nhiều tập đoàn, tổng công ty nữa ngoài Sabeco, Vinamilk”, ông Thành cho hay.

“Câu chuyện hiệu quả này là bài học lớn về xúc tiến, là trò chơi thị trường. Tuy nhiên, cổ phần hoá, chuyển đổi sở hữu là cuộc chơi dài, ko phải cuộc chơi một lần. Tôi nghĩ ta có nhiều bài học từ trường hợp của Sabeco và Vinamilk”, ông Thành nhấn mạnh.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đồng tình rằng, với tiêu đề cơ hội đầu tư 2018 thì nhìn lại 2017 chúng ta thấy thị trường có mức tăng trưởng tốt.

Theo đó, Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho rằng, đây không phải là sự đột biến mà là sự tích luỹ.

“Tăng trưởng này là sự tất yếu. Do năm 2017 tăng trưởng tốt, GDP tăng trưởng tốt, lạm phát kiểm soát được. Mức độ thoái vốn của cổ phần hoá cũng được thực hiện”, ông Sơn nói.

 

Do đó, với chiến lược phát triển đến năm 2020, nhiều chuyên gia mong muốn giá trị vốn hoá cổ phiếu đạt 70%.

Thực tế, không ai nghĩ năm 2017 vốn hóa có thể vượt 74% nhưng trong những ngày cuối năm đã làm được.

Ngoài ra, các chuyên gia cho biết thêm rằng, mức vốn hoá của thị trường chứng khoán và ngân hàng đã dần cân bằng. Năm 2017, tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán là gần 250.000 tỷ đồng.

Nên đọc
Theo Dân trí
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo