Hỗ trợ doanh nghiệp

Samsung quay cuồng trong cơn ác mộng Galaxy Note 7

(DNVN) - Ngày 10/9 vừa qua, tập đoàn Samsung Hàn Quốc kêu gọi thu hồi dòng sản phẩm mới Galaxy Note 7 sự cố do bộ pincó nguy cơ phát nổ.

Sau sự kiện này, ngay lập tức, báo chí quốc tế đã cho đăng tải nhiều bài đánh giá chủ yếu nói về cơn ác mộng Galaxy Note 7 của Samsung. Tờ nhật báo kinh tế Les Echos số ra ngày 12/9 nhận định “Rủi ro phát nổ của Galaxy Note 7 cuốn Samsung trong bão táp”.

Tờ báo hóm hỉnh bình luận: "Vừa mới sắm đã phải xếp xó". Trên trang mạng của mình, Samsung thông báo: “Chúng tôi đề nghị những ai sử dụng Galaxy Note 7 tại Hàn Quốc nên ngưng sử dụng và giao nộp thiết bị tại các điểm dịch vụ hậu mãi gần nhất để có những biện pháp xử lý cần thiết”.

Thay vào đó, người tiêu dùng được cấp tạm một thiết bị thay thế trong lúc chờ đợi bộ pin mới theo dự kiến sẽ được thay từ đây đến ngày 19/9/2016. 

Trước đó Ủy Ban Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Sản Phẩm, tại Hoa Kỳ, cũng đã yêu cầu người sử dụng trong nước không nên dùng điện thoại kể cả việc sạc pin. Cơ quan này nêu rõ sẽ làm việc với hãng Samsung để sắp xếp việc thu hồi sớm nhất những chiếc điện thoại thông minh có vấn đề.

Samsung quay cuồng trong cơn ác mộng Galaxy Note 7.

Tờ báo Les Echos nhắc lại, hôm thứ Năm 8/9, chính Cơ Quan Hàng Không Liên Bang Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo đầu tiên, yêu cầu hành khách không được dùng điện thoại Galaxy Note 7 trên phi cơ và tránh để thiết bị trong khoang hành lý. Một số hãng hàng không, như American Airlines, Delta Airlines và United Airlines, cũng nối gót theo khuyến nghị hành khách áp dụng các qui định này. Số khác thì chỉ tạm thời thông báo về những rủi ro có thể xảy ra.

Những vụ thu hồi đình đám

Trước khi buộc phải thông báo ngưng bán dòng sản phẩm mới này (dự kiến tung ra thị trường châu Âu trong tháng 9/2016) và kêu gọi thu hồi sản phẩm, khoảng 2,5 triệu chiếc điện thoại thông minh này đã được bán ra. Đối với hãng Samsung, đây là một vố đau vào thời điểm đối thủ cạnh tranh lớn là Apple vừa tung ra thị trường dòng sản phẩm mới iPhone 7. Chính vì thế, thương hiệu Hàn Quốc đã phải nhanh chân cho trình làng dòng sản phẩm mới vài ngày trước đối thủ Hoa Kỳ.

Tờ báo điểm lại một số vụ thu hồi sản phẩm ồ ạt trong lĩnh vực công nghệ cao trên thế giới. Năm 2007, Nokia cho thu hồi 46 triệu bộ pin lithium-ion do hãng Matsushita sản xuất do rủi ro bị quá nhiệt. Vào tháng 1/2016, Apple thu lại thiết bị cổng chuyển đầu cắm điện được tung ra thị trường trong khoảng thời gian 2003-2015.

Tuy nhiên hãng Quả Táo thoát được một vụ thu hồi có quy mô lớn vào thời điểm xảy ra vụ “bendgate”. Năm 2014, chiếc iPhone 6 Plus bị chê trách là yếu về mặt cơ học (một số chiếc đã bị gập lại). Hay như vụ “antennagate” hồi năm 2010, iPhone 4 bị điểm mặt vì có vấn đề trong khâu tiếp nhận sóng.

 

Ngược lại, trường hợp của Galaxy Note 7, lần đầu tiên đối với hãng Samsung, gợi nhắc lại vụ “hoverboards” hồi cuối năm 2015. Những chiếc ván trượt điện tử trong tầm ngắm của chính phủ Hoa Kỳ do những vấn đề bộ nạp điện lithium-ion đôi khi bất ngờ phát nổ.

Hệ quả ra sao?

Như vậy, vụ việc này sẽ để lại hậu quả ra sao cho doanh số bán dòng sản phẩm mới này của thương hiệu điện tử hàng đầu của Hàn Quốc? 

Theo Les Echos, vẫn còn quá sớm để khẳng định. Một câu hỏi khác: Làm thế nào mà một hãng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này lại phạm một sai lầm trong chiến dịch quảng cáo cũng rất quan trọng đối với họ? Trên trang mạng bằng tiếng Anh, Samsung giải thích đó là một “lỗi hiếm có trong khâu sản xuất” các bộ pin. 

Theo phân tích của Nomura, một tập đoàn tài chính Nhật Bản, 65% số pin này là do Samsung SDI sản xuất, một chi nhánh chuyên về lĩnh vực này của Samsung. Số còn lại đến từ các nhà xưởng của tập đoàn Amperex Technology của Hồng Kông, một chi nhánh của hãng TDK Nhật Bản.

 

Vào lúc báo chí Hàn Quốc chỉ trích mạnh mẽ Samsung SDI, tập đoàn đã không lên tiếng xác nhận. Nhưng một điều chắc chắn: các bộ pin được lắp cho Galaxy Note 7 tại Trung Quốc, do Amperex sản xuất lại không đặt ra một vấn đề gì.

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo