Tìm kiếm: Đất-sản-xuất

Từ ngày gắn bó với nghề nuôi cá lồng, đến nay kinh tế gia đình của anh Là Văn Đoán, ở bản Ban (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) khấm khá hẳn lên. Chỉ với 10 lồng cá nhưng mỗi năm đem thu nhập về cho gia đình anh cả trăm triệu đồng. Nhiều người cứ băn khoăn hỏi, những người nuôi cá như anh Đoán thả túi vôi và tỏi vào lồng cá để làm gì.
Từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước… đến người dân bình thường khi đến thăm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp ai cũng phải thừa nhận: Đây là HTX “điển hình của điển hình”. Người chèo lái, giúp HTX gặt hái được thành quả đó chính là cựu chiến binh, Giám đốc Nguyễn Văn Trãi (Hai Trãi).
Những tưởng, trước nay ở vùng đất Di Linh người dân chỉ chuyên canh cây cà phê và các loại cây ăn trái, nhưng khi bước vào Trang trại hoa phong lan của anh Trần Vĩnh Sương (thôn Đồng Lạc 3 - xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng), tôi thực sự ngỡ ngàng trước một khu “bảo tồn thiên nhiên” với hàng trăm loài phong lan khoe sắc.
Nuôi dơi-loài thú biết bay thức về đêm săn muỗi, ông Nguyễn Văn Sáu (60 tuổi) ở ấp 1, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai thu lợi đơn, lợi kép khi vừa tiết kiệm tiền mua phân bón cho vườn cây ăn trái, vừa có thêm thu nhập từ loại phân “vua”. Loài dơi đã gián tiếp giúp gia đình ông Sáu có nguồn thu mỗi năm từ 2-3 tỷ đồng.
Trên vùng đất được coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, quanh năm khô cằn nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, anh Lò Văn Khuyên, người dân tộc Thái, ở bản Nà Nong (xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã biến vùng đất nghèo khó này trở thành vùng đất tươi xanh, đẻ ra tiền.
Sau gần 10 năm nuôi, hiện đàn dê cho nghe nhạc của gia đình anh Nguyễn Văn Đua, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) đã tăng lên được 200 con, trong đó có 100 con chuyên lấy sữa. Với số lượng dê lấy sữa trên, mỗi ngày gia đình lấy được từ 40-60 lít sữa tươi, riêng những tháng cao điểm có khi được 80 lít sữa/ngày.
“Không cần diện tích thả nuôi lớn; nguồn thức ăn cho rắn hổ hèo có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm; người chăn nuôi không gặp khó khăn trong quá trình chăn nuôi do đây là động vật dễ nuôi, ít bị nhiễm bệnh; chi phí đầu tư thấp, phù hợp với mọi thành phần kinh tế…” - đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Dân sau 2 năm thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo.

End of content

Không có tin nào tiếp theo