Tìm kiếm: địa-chính

Khởi đầu năm 2023 với những khó khăn nhất định, nhưng với sự nhanh nhạy của Chính phủ trong điều hành chính sách, Việt Nam đang từng bước đưa nền kinh tế “vượt bão”. Tuy nhiên, môi trường địa chính trị thế giới liên tục biến động trong năm 2023 lại đặt ra không ít thách thức đối với kinh tế Việt Nam.
Trong khi xung đột khốc liệt giữa Israel và lực lượng Hamas tại Dải Gaza, Palestine thu hút mọi sự chú ý với số người thương vong tăng lên hàng ngày, giới quan sát cũng bắt đầu nói về những thiệt hại về kinh tế do xung đột gây ra, không chỉ với các bên liên quan trực tiếp mà cả nền kinh tế toàn cầu.
Giá dầu và giá một số loại hàng hóa tài chính khác chứng kiến sự biến động mạnh, sau khi xung đột Israel - Hamas bùng phát. Nhưng những tác động mới chỉ dừng ở mức vừa phải. Các thị trường dường như đang giao dịch dựa trên sự lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và chính sách tiền tệ của Fed nhiều hơn là những gì mà cuộc xung đột có thể tạo ra.
Khi “vòng xoáy” bất ổn địa chính trị có nguy cơ lan rộng, các định chế toàn cầu và các Chính phủ đang nỗ lực tìm giải pháp nhằm vực dậy nền kinh tế, giữ cho chuỗi cung ứng không bị gián đoạn và lạm phát tiếp tục đi xuống. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam thể hiện sức bền mạnh mẽ, nhưng vẫn cần có sự chuẩn bị tốt nhất, để giữ vững đà tăng trưởng.
Trước diễn biến "lao dốc" của thị trường hôm nay (6/11), nhiều thông tin cho rằng, đây là tác động chính sách từ Thông tư số 12/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (Thông tư số 12).
“Vẫn có những ngân hàng đang cho vay vốn với lãi suất bình quân cao, khoảng 9%, thậm chí trên 9%. Tất cả những ngân hàng này đã được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu phải tìm mọi biện pháp để giảm lãi suất”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú nhấn mạnh, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/11.

End of content

Không có tin nào tiếp theo