Tìm kiếm: điều-chỉnh-giảm-giá

Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, Nghị định 83 (thay thế Nghị định 84) về kinh doanh xăng dầu là bước tiến mới trong việc đưa giá xăng dầu sát hơn với giá thị trường. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 83 có hiệu lực (1/11/2014) đến nay, giá xăng dầu trong nước chỉ được điều chỉnh giảm nhỏ giọt và mức giá hiện nay vẫn cao hơn nhiều so với các nước.
Trước tình hình doanh nghiệp vận tải chây ì giảm giá cước khi giá xăng dầu giảm mạnh, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính phủ đưa cước vận tải vào danh mục hàng hóa phải thực hiện bình ổn giá. Việc kê khai giá cước cũng được đề nghị thực hiện trên diện rộng, không bó hẹp như trước...
Chỉ một số doanh nghiệp vận tải giảm giá cước khoảng 2% - 10%, phần lớn còn lại vẫn kìm giá. Riêng giá hàng hóa chỉ biến động theo lượng hàng về chợ nhiều hay ít
Trước sức ép từ người dân và cơ quan quản lý buộc các doanh nghiệp vận tải phải tính toán lại giá cước hợp lý sau khi giá xăng giảm, cho đến thời điểm này các doanh ngiệp vận tải hoạt động trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa mấy mặn mà với việc giảm giá cước, thậm chí còn “lánh mặt,” kêu khó khăn.
Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Lê Thị Loan cho biết, sau các đợt xăng dầu giảm giá, sở này cùng Sở GTVT yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh vận tải giảm giá cước. Đến nay gần 30 doanh nghiệp đến Sở Tài chính nộp hồ sơ giảm giá cước theo yêu cầu.
Khi giá xăng dầu tăng, các mặt hàng liên quan trực tiếp và gián tiếp đều rục rịch tăng theo. Tuy nhiên, khi giá xăng dầu nhiều lần giảm, doanh nghiệp không muốn hạ giá nhiều mặt hàng thiết yếu, dù Bộ Tài chính đã lên tiếng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo