Tìm kiếm: Ao-cá
Trở về tay trắng sau một thời lầm lỡ, vợ chồng ông Lường Văn Tiếng và bà Lò Thị Phương, người dân tộc Thái, bản Sài Lương (xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã rứt bỏ qúa khứ lỗi lầm, làm lại cuộc đời. Ít ai nghĩ rằng sau hoàn lương vợ chồng ông đã trở thành tấm gương vượt khó, làm kinh tế giỏi, được bà con dân bản học theo.
Người xưa có câu: “Muốn giàu nuôi lợn nái, muốn lụn bại thì nuôi bồ câu”, thế nhưng với anh Thào Văn Hoan, bản San Thàng 2 (xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) thì lại khác. Chỉ nuôi chơi chơi đàn bồ câu lai Pháp mà mỗi tháng anh Hoan nhẹ nhàng “đút túi” gần 5 triệu đồng tiền lời từ bán chim bồ câu non ra thị trường.
Với hơn 1.000m2 trồng rau xanh các loại, đều đặn mỗi tháng chị Đặng Thị Viên, bản San Thàng 2 (xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) đút túi khoảng 7 triệu đồng tiền lãi.
Tỷ phú "Lũy hói" là biệt danh mà người dân ở Sa Pa (Lào Cai) đặt cho ông Nguyễn Văn Lũy (trú thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) từ khi ông đưa cá nước lạnh về bản và thành danh với loài cá có cái mỏm nhọn như đầu tên lửa.
Là một xã vùng hạ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), nhưng xã Sầm Dương có nhiều diện tích đất ruộng thuộc vùng trũng, thường xuyên ngập lũ tiểu mãn vào mùa mưa. Từ những năm 2000, xã Sầm Dương có chủ trương chuyển đổi ruộng lầy thụt với phương thức một vụ nuôi cá, một vụ trồng lúa đã mang lại hiệu quả cao.
Trên vùng đất được coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, quanh năm khô cằn nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, anh Lò Văn Khuyên, người dân tộc Thái, ở bản Nà Nong (xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã biến vùng đất nghèo khó này trở thành vùng đất tươi xanh, đẻ ra tiền.
Sau 11 năm hoạt động, chương trình tín dụng vi mô “Anh chị em” ngày càng phát huy hiệu quả góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương.
Lê Văn Hạnh, 64 tuổi, ngụ ấp 4, xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng là người tiên phong ở địa phương nuôi heo rừng thả bán hoang dã. Từ mô hình nuôi heo rừng, bình quân mỗi tháng ông Hạnh có nguồn thu hơn 30 triệu đồng. Đàn heo rừng của ông Hạnh rất thích ăn những trái xoài hư, chín rụng.
Dương Hữu Thoại (ấp Đông Huề, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đã tìm tòi, nghiên cứu và thành công với mô hình nuôi ruồi lính đen. Vòng đời phát triển của ruồi lính đen khoảng 30 – 45 ngày. Hiện ông Thoại bán nhộng ruồi đen với giá 20.000 đồng/ký, còn trứng ruồi đen ông bán với giá lên tới 15 triệu đồng/ký.
Ông Lê Văn Nuôi (65 tuổi), ở xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là thương binh, 2 lần được trao tặng danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ". Trở về với thời bình, vượt lên thương tật do bom đạn chiến tranh, ông đã xây dựng cho mình một cơ ngơi bạc tỷ, dựng được nhà lầu khang trang to đẹp nhờ mô hình nuôi cá nước ngọt.
Đây là giống vịt đặc sản địa phương được gia đình ông Lương Văn Măng chăn nuôi, gìn giữ và phát triển từ mấy chục năm nay. Đàn vịt được nuôi từ thời cha ông để lại. Vịt bầu cổ dụt được đánh giá là giống vịt có thịt thơm ngon nhất của tỉnh Lào Cai.
Cá tầm được xem là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và tiêu hóa. Loài cá có nguồn gốc tại các vùng nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ này lại có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng núi cao Khe Tiền (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh), trở thành một sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng.
Quyết tâm làm giàu tại quê, anh Trần Quang Đức (47 tuổi, ở thôn An Tân, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà siêu đẻ kết hợp với nuôi cá. Với mô hình nuôi gà, nuôi cá này, mỗi năm anh có dư trên 120 triệu đồng.
Ở xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, ai cũng biết gia đình anh Thân Văn Phước với mô hình trang trại tổng hợp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo