Tìm kiếm: Chính-sách-tài-khóa

Những thách thức do xung đột địa chính trị diễn ra ở nhiều nơi, chuỗi cung ứng toàn cầu về linh phụ kiện, xuất khẩu vẫn đứt gãy, các nước lớn đang gia tăng các biện pháp bảo hộ…, dự báo sẽ tác động không nhỏ đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024.
DNVN - Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT), dự kiến số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2023, tương đương hơn 178.000 doanh nghiệp. Trong đó, có khoảng 10% là số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể, thực sự chấm dứt hoạt động và rời khỏi thị trường.
Dự báo năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu yếu; cùng với đó giá dầu thấp chỉ ở mức 60 - 62 USD/thùng... tất cả sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam ở mức thấp. “Dự báo CPI của năm 2024 tăng từ 3,2 - 3,5% so với 2023”, PGS TS Nguyễn Bá Minh – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho biết.
Năm 2024, dự báo bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước vẫn sẽ đối diện với thách thức khó lường và để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng 2%; nghiên cứu, đề xuất giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như đã áp dụng của năm 2023.
Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là con người, thể chế và công nghệ. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trả lời báo giới xung quanh vấn đề này.

End of content

Không có tin nào tiếp theo