Tìm kiếm: Chăn-nuôi-lợn

Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành cơ khí sửa chữa ô tô, Mạc Tuấn Hải quyết định bỏ 1 năm đi học hỏi kinh nghiệm về mở trang trại nuôi lợn, gà sạch. Liều lĩnh lấy vốn khởi nghiệp từ việc thế chấp 2 cuốn sổ đỏ của gia đình ( nhà mình và nhà vợ). Đến nay, doanh thu từ trang trại đem lại đạt doanh thu 600 triệu/tháng, hơn 7 tỷ đồng/năm.
Từ những vùng đất chiêm trũng bỏ hoang nhưng dưới bàn tay của chàng cử nhân Nguyễn Quý Hào (sinh năm 1983) ở xóm 4 xã Thạch Thán (Quốc Oai, Hà Nội) thì vùng đất ấy lại cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Tốt nghiệp khoa Thú y, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội năm 2007, Nguyễn Quý Hào không mang hồ sơ lao ra Thủ đô xin việc như bao bạn bè mà anh quyết định mang kiến thức về quê làm giàu.
Ngành chăn nuôi đang phụ thuộc nhiều vào nước ngoài khi phải nhập phần lớn từ giống, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN), thuốc thú y… Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI) đang điều khiển, thậm chí “làm giá” trong ngành này; đặc biệt là lĩnh vực TACN- chiếm 60- 70% đầu vào của chăn nuôi.
Rời quân ngũ trở về quê với hai bàn tay trắng anh Lê Văn Bình ở xã Xuân Mỹ huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã mạnh dạn vay vốn lên vùng đất hoang hóa của xã nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh đầu tư mở trang trại. Từ đàn gà, ao cá đến nay trang trại của anh có hàng ngàn con lợn, doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Một ngày chớm thu tháng 8, áp thấp nhiệt đới khiến Hà Nội mưa nhiều. 7h sáng, đội mưa lên chuyến xe buýt đi Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức), điện thoại của tôi reo, đầu dây bên kia, giọng chàng trai trẻ ngập ngừng, câu được câu mất trong tiếng mưa ào ào: "Chị ơi... chiều chị hãy về nhà em, mưa to quá... giờ em đang bận chống tràn cho mấy ao cá...". Vâng! Hẹn gặp được Nguyễn Sỹ Luận thật khó, cũng bởi một ngày mới với "tỷ phú nhà nông" này thường bắt đầu bằng những việc... không tên như vậy.

End of content

Không có tin nào tiếp theo