Tìm kiếm: Chủ-tịch-Hội-nông-dân
Với mô hình kinh tế tổng hợp: nuôi ong, gia cầm, trồng cây ăn quả và trồng rừng, gia đình lão nông ở Sơn La đã thu gần 200 triệu đồng/năm.
Quá trình điều tra, bị can Nguyễn Thị Hồng Nga, chuyên viên phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La) khai đã nhận của ông Trần Văn Điện – cán bộ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên TP Sơn La (tỉnh Sơn La) hơn 1 tỷ đồng để giúp sửa bài, nâng điểm cho 4 thí sinh.
Để tạo cầu nối tiêu thụ nông sản, các sản phẩm làng nghề cho nông dân, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả. Mới đây, Hội phối hợp với Công ty cổ phần Hội chợ và Xúc tiến thương mại (FPT) triển khai xây dựng Trung tâm giao dịch, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề.
Trong khi ốc nhồi tự nhiên đã bị coi là rất hiếm ở hầu hết các vùng quê thì ở xã Văn Khúc huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), giống ốc nhồi truyền thống đang được người dân nơi đây nuôi và nhân rộng. Mô hình nuôi ốc nhồi đặc sản còn giúp nhiều gia đình nông dân Văn Khúc làm giàu ngay trên vùng đất quê hương.
Sau khi tốt nghiệp trung học, với niềm đam mê làm nông nghiệp, Võ Mạnh Hậu, xóm 3, xã Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã vào Nam tìm kiếm việc làm và học hỏi cách trồng dưa lưới.
Sau 16 ngày mất tích, cụ ông 80 tuổi được tìm thấy nằm dưới mương nước giữa đồng, thi thể đang bị phân hủy mạnh.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm qua, nông dân xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có mô hình nuôi ếch Thái Lan trong bể lót bạt.
Thời gian gân đây, nhiều hộ ở tiểu khu 7 (xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã chuyển đổi diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có múi để phát triển kinh tế. Gia đình bà Phạm Thị Vụ là một trong những hộ tiên phong trồng bưởi Diễn trên 7.000m2 đất dốc, nhờ vậy cuộc sống của gia đình chị đã khấm khá hơn.
Cần cù lao động, biết tiết kiệm vốn liếng, luôn tìm tòi, học hỏi, đam mê sáng tạo và áp dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng là bí quyết thành công của anh Đặng Minh Vương (SN 1974) ở ấp Gò Cát, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
DNVN - Đây chỉ là một trong nhiều kiến nghị được các đại diện doanh nghiệp nêu ra tại Hội thảo “CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công Thương, Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt phối hợp tổ chức vào sáng 02/7 tại Hà Nội.
Tại xã Đức Hạnh (huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận), có hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây hồ tiêu không hiệu quả sang trồng chuối cấy mô xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là hộ anh Nguyễn Văn Vũ ở thôn 2, xã Đức Hạnh.
Ông Lê Trường Sinh, tiểu khu 30/4 (xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) nghỉ hưu về thầu 5ha đất dốc trồng chanh leo, mỗi năm ông thu lãi hơn 300 triệu đồng.
Đất cằn, từng trồng cỏ nuôi bò nhưng ông Mai Văn Dũng (ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) phải đành bỏ. Ông Dũng bèn trồng tre Tứ Quý. Không nhờ tre Tứ Quý lại chịu được đất cằn và mỗi ngày ông thu từ 1-1,2 triệu đồng tiền bán măng và bán măng quanh năm nên tiền thu cũng quanh năm.
Anh Trần Văn Toản, khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là nông dân tiêu biểu nổi tiếng trong vùng bởi tiên phong trong nuôi chim công, chim trĩ. Gần đây, anh Toàn còn nuôi mấy chục con đà điểu-loài chim to xác khi còn bé được ví hiền thỏ nhưng lại nhát như cáy.
Một ngày, trở về vùng biển Vinh Thanh (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), ông Nguyễn Văn Hưng gặp ông Nguyễn Hối- một người nắm vững kỹ thuật nuôi cá dìa ở vùng đất này và “bắt tay” hợp tác làm ăn. Ông Hưng cho ông Hối thuê lại 50% diện tích hồ nuôi trong thời hạn 5 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo