Tìm kiếm: Con-giống

Mô hình trồng ổi nữ hoàng trong vườn của Phan Văn Nhỏ, ấp Thạnh Hòa, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang được mọi người khen nhiều lắm. Bởi trên bờ anh trồng ổi nữ hoàng, trái ngon lành anh mang bán 10.000 đồng/ký, còn những trái xấu, trái hư anh không vứt đi mà mang cho đàn cá tai tượng 1.000 con để chúng ăn chóng lớn.
Cá tầm được xem là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và tiêu hóa. Loài cá có nguồn gốc tại các vùng nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ này lại có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng núi cao Khe Tiền (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh), trở thành một sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Ngay khi còn đang là sinh viên của Trường đại học nông lâm, anh Cao Minh Thi (SN 1994, thôn Thanh Liêm, xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) đã theo đuổi giấc mơ về một thương hiệu gà sạch có chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Và nhiều năm qua, chàng trai trẻ ấy vẫn luôn nỗ lực để biến giấc mơ thành hiện thực.
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng.
Thức ăn, nước uống hàng ngày của gà được anh Huỳnh Thanh Tú (44 tuổi, vua gà khuyết tật tại Kon Tum) đun sôi và cẩn thận kết hợp từ nhiều loại dược liệu như tỏi, gừng, kim ngân hay các loại sâm…Để có thức ăn dự trữ cho gà ngoài việc ủ tỏi, gừng, sả, trong trang trại của anh còn có một mảnh vườn  trồng đầy đủ các loại dược liệu.
“Không cần diện tích thả nuôi lớn; nguồn thức ăn cho rắn hổ hèo có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm; người chăn nuôi không gặp khó khăn trong quá trình chăn nuôi do đây là động vật dễ nuôi, ít bị nhiễm bệnh; chi phí đầu tư thấp, phù hợp với mọi thành phần kinh tế…” - đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Dân sau 2 năm thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo.

End of content

Không có tin nào tiếp theo