Tìm kiếm: Con-giống
Sau một thời gian rớt giá, đến thời điểm hiện tại, cá bống tượng ở Cà Mau đột ngột lên giá, giúp cho những hộ “bám nghề” nuôi cá bống tượng này rất phấn khởi.
Dù đang say đắm trong tình yêu với một nữ nhà văn nhưng Lý Á Bằng vẫn không lơ là nhiệm vụ với con gái ruột duy nhất. Mới đây, anh đã đứng ra tổ chức bữa tiệc sinh nhật mừng tuổi 13 của con gái tại một nhà hàng.
Nhờ cách làm lạ mà hay là phòng trị bệnh cho đàn cá đặc sản bằng tỏi và muối, Hợp tác xã (HTX) Huổi Pản (xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) không những tiết kiệm được chi phí thuốc thang mà mỗi năm còn đem lại nguồn thu không nhỏ cho các thành viên.
Nuôi tằm làm thực phẩm sạch đang là hướng phát triển kinh tế của nhiều hộ dân xã Tam Đa, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Điều thú vị, nuôi tằm làm thực phẩm sạch không phải vất vả trồng dâu làm thức ăn như nuôi tằm lấy tơ mà chỉ tận dụng lá sắn để làm thức ăn cho nó.
Khánh Thi cố gắng chứng minh không "đẻ thuê" cho nhà chồng nhưng cư dân mạng lại có phản ứng này.
Nhờ dám nghĩ, dám làm, đầu tư mô hình nuôi loài chim bồ câu Pháp - loài chim "tình yêu", anh chàng vốn là thợ sửa ôtô Vũ Thanh Thủy, làng Vũ Kỳ, xã Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) có nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi lươn truyền thống bởi chi phí đầu tư thấp, nhanh cho thu hoạch. Mô hình mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Vĩnh, xã Hồ Tùng Mậu, huyện Ân Thi (Hưng Yên).
Đến thăm mô hình chăn nuôi thỏ của gia đình anh Trần Ngọc Dư ở thôn Trại Phong, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi được tận mắt chứng kiến đàn thỏ khỏe mạnh với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Đặc biệt, loại lá anh Dư hay cho thỏ ăn là lá vông vốn là 1 loài cây mọc hoang dại.
Chàng trai 8X Nguyễn Văn Phúc ở thôn Hiệu Chân, xã Tân Hưng (Sóc Sơn, Hà Nội) từng du học ngành công nghệ thông tin ở Nga, là một lập trình viên, bản thân Phúc cũng không thể ngờ có ngày mình trở thành một nông dân chính hiệu với nghề nuôi chim bồ câu, đổi đời nhờ “bay” trên những đôi cánh chim hòa bình.
Con gà cảnh với bộ lông đuôi dài 2,1 mét của anh Nguyễn Hoàng ở Tây Ninh thuộc giống gà quý có một không hai, được trả giá lên đến 100 triệu nhưng anh không bán.
Với lợi thế là xã nằm dọc bên bờ sông Lô, điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề nuôi cá đặc sản trong lồng và chăn nuôi thủy sản trên sông, trong những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Xuất thân từ một gia đình nông nghiệp, ông Hoàng Điền Dưỡng, ở xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, bươn chải ngoài xã hội với nhiều ngành nghề và rồi, ông đã lựa chọn cho mình một hướng phát triển kinh tế bằng việc nuôi gà ác. Gà ác là loài gà mặt đen lông trắng toát.
Ông Hoàng Mạnh, ấp Ông Chừng, xã Đất Mới, huyện Năm Căn (tỉnh Cà Mau) đã nghĩ ra cách rải cám gạo xuống vuông nuôi tôm. Cách làm độc đáo và lạ chưa ai từng làm này đang mang lại kết quả bất ngờ: Tôm sú mau lớn, khỏe mạnh, khi thu hoạch bắt toàn con to bự. Rải cám gạo xuống vuông tôm đang là chuyện lạ Cà Mau.
Trong khi nhiều nông dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đang loay hoay không biết tìm con giống gì nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cao thì vợ chồng anh Xuyên đã tìm ra mô hình kinh tế mới có triển vọng khá cao, đó là nuôi dúi.
Từ một thạc sỹ làm giảng viên tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa nhưng anh Trương Tiến Hải (ở phường Quảng Thanh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã từ bỏ công việc mà bao người mơ ước để về quê nuôi ước mơ thuần phục, bảo tồn và phát triển những vật nuôi đặc sản từng "tiến vua" ở Thanh Hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo