Tìm kiếm: Của-ăn-của-để
(DNVN) - Nhà vườn Lạng Sơn và Sơn La kiếm bộn tiền từ quả na lai ghép, giới nhà giàu Việt ngày càng chịu chi, đề xuất cho nhà mạng làm thanh toán điện toán điện tử… là những tin tức đáng chú ý trong bản tin tài chính-kinh doanh hôm nay (8/9)
10 hộ dân ở xã nghèo Yến Mao, huyện Thanh Thuỷ (Phú Thọ) đã cùng nhau tham gia Hợp tác xã nuôi thỏ do anh Nguyễn Duy Trung làm Giám đốc. Nuôi đủ trọng lượng xuất bán đều đặn cho Công ty Nippon Zoki Nhật Bản. Nhờ nuôi thỏ, hiện hộ nào cũng khấm khá hẳn lên.
Ông Vũ Văn Chắc, bản Co Súc, (xã Song Khủa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) nuôi trâu thịt theo kiểu nhốt chuồng. Vào thời điểm cao nhất trong chuồng của gia đình ông Chắc nuôi lên tới 30 con trâu. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm ông Chắc lãi 200 triệu đồng.
Ông Pờ Dần Xinh dân tộc Hà Nhì sinh năm 1960, bản Tà Ko Khừ, (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) trồng 3.500m2 cây sa nhân mọc hoa, đậu quả dưới gốc nơi biên giới cực Tây của Tổ Quốc, sau khi trừ chi phí ông có lãi 180 triệu đồng mỗi năm.
Tác phẩm “cây Thạch Sanh” khiến nhiều người thích thú, tò mò không chỉ bởi tính nghệ thuật mà còn bởi câu chuyện bên trong của nó.
Đến ấp 5, xã Tân Thành (TP Cà Mau) hỏi trang trại chăn nuôi của anh Trương Hoàng Vũ 34 tuổi, thì ai cũng biết và nhiệt tình chỉ dẫn. Bởi mô hình này đã duy trì được hơn 6 năm nay, rất hiệu quả và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Từ chỗ thiếu ăn, gia đình anh Cà Văn Tiềm, dân tộc Thái, Sơn La đã thành hộ giàu nhờ bỏ trồng ngô, sẵn trên nương chuyển sang thả rông đàn lợn rừng trong thung lũng núi đá vôi.
Ngày 12/4, UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, Hội Quế Trà My tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp xúc tiến đầu tư phát triển cây quế Trà My”, nhằm tranh thủ ý kiến từ doanh nghiệp, người trồng quế, nhà khoa học, đối tác để tìm ra giải pháp căn cơ nhất phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển quế Trà My.
Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất nghèo vùng biên giới, lão nông Trần Văn Ngoan đã mạnh dạn vay tiền ngân hàng để chuyển đổi 1,5ha đất lúa sang trồng bưởi da xanh. Quyết định có phần “liều mạng” ngày đó giờ đây đã giúp ông thu quả ngọt.
Gần đây nhất là 4 trường hợp được ghi nhận có những tư duy lạ lùng về nguồn gốc của mình, mà theo dân gian thì gọi là "kiếp trước".
Nợ nần do chơi cờ bạc, Long lên kế hoạch đột nhập vào nhà mẹ vợ ở Chương Mỹ (Hà Nội) để trộm tiền tới 6 lần, lấy đi hơn 120 triệu đồng và 9 chỉ vàng. Không những vậy, ở những lần sau cùng, Long còn rủ cả em rể cùng thực hiện hành vi trộm cắp.
Ông Khoáng Văn Pháng,bản Mường Nhé mới (xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), đã có hơn 15 năm gắn bó với nghề nuôi cá thương phẩm nơi vùng biên ải. Trung bình mỗi năm, ông Phánh lãi hơn 200 triệu đồng từ nuôi cá nơi vùng cao heo hút này.
Người phụ nữ ở miền Tây trong 4 ngày liên tiếp trúng 17 tờ vé số khiến ai cũng phải bất ngờ. Đây có thể trường hợp hi hữu nhất ở miền Tây.
Xuất phát điểm nuôi một con trâu cái, sau hai mươi năm gắn bó với nghề, anh đã sở hữu hàng trăm con có giá trị cả chục tỷ đồng. Đó là anh Nguyễn Hồng Ngự, 47 tuổi, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, Hậu Giang.
Cứ mỗi độ Xuân về, người Nguồn ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình đều có phong tục sắm sửa một mâm cơm báo hiếu cha mẹ. Sau đó, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm ấy để cầu mong một năm yên bình, hòa thuận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo