Tìm kiếm: Dự-án-giao-thông

Bước vào năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường... và ở trong nước, nền kinh tế cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng, bằng nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ và sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp, ngành nên kinh tế Thủ đô đã cán đích hơn so với mong đợi và dự báo trước đó.
Đến tháng 7/2024, Bộ GTVT giải ngân được khoảng 25.500 tỷ đồng vốn đầu tư công cho các dự án hạ tầng, đạt khoảng 40,7% kế hoạch, cao hơn so với cùng kỳ năm 2023. Dù tỷ lệ giải ngân tiếp tục được duy trì ở mức cao, nhưng việc giải ngân hơn 37.000 tỷ đồng những tháng cuối năm theo kế hoạch cần nỗ lực lớn của các chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công.
Thời gian qua, Chính phủ đã tập trung cải cách và hoàn thiện thể chế, dỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh và đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là cởi mở và thân thiện. Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK) xung quanh vấn đề này.
Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước thực hiện từ đầu năm đến ngày 30/6 cho biết có nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhưng kết quả vẫn chưa như kỳ vọng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 5/6/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024, trong đó yêu cầu nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như chíp, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

End of content

Không có tin nào tiếp theo