Tìm kiếm: Diễn-biến-giá-vàng

Kết thúc tuần giao dịch, giá vàng quốc tế tái lập được ngưỡng hỗ trợ then chốt 1.250 USD/oz, giá vàng trong nước cũng lên gần 35,6 triệu đồng/lượng. Tuy vậy, tuần này vẫn là tuần mất giá thứ năm liên tục của vàng SJC, với mức giảm khoảng 400.000 đồng/lượng.
Thời gian gần đây, giá vàng thế giới bị ghìm giữ trong một vùng biên độ khá hẹp, với mức 1.250 USD/oz là ngưỡng hỗ trợ và 1.350 USD/oz là ngưỡng kháng cự. Giới quan sát cho rằng, nếu không có một chất xúc tác có ảnh hưởng rõ ràng, giá vàng sẽ khó thoát khỏi vùng dao động này.
Thời gian gần đây, giá vàng thế giới bị ghìm giữ trong một vùng biên độ khá hẹp, với mức 1.250 USD/oz là ngưỡng hỗ trợ và 1.350 USD/oz là ngưỡng kháng cự. Giới quan sát cho rằng, nếu không có một chất xúc tác có ảnh hưởng rõ ràng, giá vàng sẽ khó thoát khỏi vùng dao động này.
Chốt phiên giao dịch ngày 12/11, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji niêm yết vàng miếng SJC ở mức 36.45 – 36.51 triệu đồng/lượng mua vào, bán ra. Với mức giá vàng thế giới quy đổi 32,38- 32,50 triệu đồng/lượng mua vào, bán ra, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới là 4,07 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa tiếp tục đưa ra thông điệp, trong thời gian tới, với vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường vàng, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi, phân tích diễn biến của thị trường, liên tục tổ chức các phiên đấu thầu với khối lượng đủ lớn để bình ổn thị trường.
Có nhiều ý kiến xoay quanh kết quả của 3 phiên đấu thầu vàng miếng trong tuần qua của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong đó có những nghi ngại về hiệu quả bình ổn thị trường vàng bởi chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế vẫn ở mức cao. Đại diện NHNN và chuyên gia đã có ý kiến về vấn đề này.

End of content

Không có tin nào tiếp theo