Tìm kiếm: Friesland-Campina-Việt-Nam
Giá bán buôn tối đa với sản phẩm sữa trẻ em dưới 6 tuổi của 2 công ty Nestle và Friesland Campina cao nhất là 415.167 đồng/hộp.
Kết quả thanh tra của Bộ Tài chính tại 5 công ty sản xuất, kinh doanh sữa cho thấy, doanh nghiệp đã chi vượt mức 10% quy định đối với việc quảng cáo. 4/5 công ty chi 386 tỷ đồng dành cho quảng cáo, khuyến mãi, điều này đã làm tăng giá thành, tăng giá bán sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Các doanh nghiệp kinh doanh sữa đang lãi quá lớn, khoảng 23% trong năm 2013, "vung tay quá trán"chi quảng cáo khuyến mãi vượt quy định hàng trăm tỷ đồng.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, vừa qua, liên ngành Tài chính-Công thương đã kiểm tra 5 công ty chiếm 90% thị phần sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, gồm Cty cổ phần sữa VN (Vinamilk), Công ty TNHH dinh dưỡng 3A, Cty TNHH Nestle VN, Cty TNHH Friesland Campina VN, Mead Johnson Nutrition VN.
Gần 1 tháng kể từ thời điểm bắt đầu kiểm tra việc tăng giá sữa, Bộ Tài chính cho biết vẫn chưa thể công bố kết quả. Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Quản lý cũng khẳng định sẽ có biện pháp bình ổn giá sữa, đặc biệt là sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Bộ Tài chính khẳng định, công tác thanh tra giá sữa đang được tiến hành khẩn trương, dự kiến tuần sau sẽ có kết quả.
Ngày 12/3, Bộ Tài chính cho biết, 5 đoàn thanh tra đang tiến hành thanh tra giá sữa tại 5 doanh nghiệp lớn trong kinh doanh sữa gồm Công ty Mead Johnson, Công ty TNHH Nestlé VN, Công ty CP Sữa VN (Vinamilk), Công ty Friesland Campina Việt Nam và Công ty CP Dinh dưỡng 3A - nhà phân phối sản phẩm sữa Abbott.
Bốn hãng sữa lớn ở Việt Nam đã đồng loạt tăng giá. Việc này được cho là có vấn đề và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải sớm làm rõ, có biện pháp xử lý.
Từ ngày 20/11/2013, các loại sữa nhập khẩu, bao gồm sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ dưới 36 tháng tuổi; sữa và các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi… đều được đưa vào diện hàng bình ổn giá.
Dự báo, trong tháng 8, CPI có thể tăng gấp đôi so với mức dự kiến, tăng 0,6% nếu Hà Nội có sự điều chỉnh về viện phí. Đó là nhận định của các thành viên tại phiên họp Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương) ngày 30/7.
Thiếu chuẩn hóa tên mặt hàng khiến các doanh nghiệp “lách luật” và cơ quan quản lý nhà nước không đủ cơ sở để quản lý giá sữa là quan điểm được Cục Quản lý Giá- Bộ Tài chính đưa ra khi thời gian gần đây các hãng sữa liên tục điều chỉnh tăng giá bán.
“Theo Luật Giá, chỉ mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi mới nằm trong mặt hàng bình ổn giá. Sản phẩm dinh dưỡng nằm trong danh mục thức ăn bổ sung trong đó có sữa đậu nành, sữa chua,.., do đó để bình ổn giá các mặt hàng này thì Bộ Y tế cần phải chuẩn hoá tên mặt hàng - điều này là rất quan trọng, từ đó đưa vào kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét đưa mặt hàng này vào danh mục mặt hàng bình ổn giá hay không”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cụ
Một số cửa hàng sữa trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh cho biết nhãn hiệu sữa XO (Hàn Quốc) đã chính thức tăng giá từ đầu tháng ở 13 mặt hàng, hiện ngoài thị trường giá bán mới đã được áp dụng với mức tăng khoảng 10%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo