Tìm kiếm: Giảm-thuế
Thông báo về thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/4 đã thúc đẩy các cuộc thảo luận sôi nổi tại các thủ đô trên toàn cầu về cách ứng phó tốt nhất. Một cựu nhà đàm phán thương mại Mỹ đã đưa ra các lựa chọn khả thi cho các nhà lãnh đạo thế giới.
Mức thuế Hoa Kỳ công bố áp với hàng hóa Việt Nam 46% từ ngày 9/4 được xem là “không tưởng” trong bất kỳ kịch bản nào từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử. Các doanh nghiệp Việt Nam cần cơ cấu lại các ngành hàng, cải thiện năng lực sản xuất và thích ứng linh hoạt trước những thay đổi nhanh của thế giới.
Liên tiếp trong các ngày từ mùng 3/4 đến nay, nhiều cuộc họp, làm việc, điện đàm đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta thực hiện để trao đổi, bàn giải pháp tháo gỡ rào cản thuế quan mà chính quyền Hoa Kỳ đặt ra, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả hai phía...
DNVN - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), nếu Mỹ tính thuế dựa trên ngày hàng cập cảng (sau ngày 9/4), các lô hàng đang vận chuyển sẽ chịu mức thuế 46%. Điều này gây thiệt hại lớn vì doanh nghiệp đã ký hợp đồng đồng theo phương thức trả thuế và giao hàng cho khách hàng tại Mỹ với giá dựa trên mức thuế hiện tại...
DNVN - VCCI và AmCham - hai tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ vừa có thư gửi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và đại diện thương mại Mỹ, đề nghị Chính quyền Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nhằm tránh gián đoạn kinh doanh, xáo trộn chuỗi logistics...
Nông sản Việt không cạnh tranh trực tiếp với nông sản của Hoa Kỳ, hơn nữa thị phần nông sản Việt tại Hoa Kỳ vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt có niềm tin trong các vòng đàm phán sắp tới giữa hai Chính phủ Việt Nam – Hoa Kỳ, các sản phẩm nông sản sẽ được xem xét với mức thuế đối ứng thấp nhất.
Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
DNVN - Trước việc Mỹ dự kiến áp dụng thuế đối ứng 46% đối với Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị Chính phủ nhanh chóng đàm phán với Mỹ. Đồng thời, đàm phán nhanh một số hiệp định thương mại tiềm năng để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngày 4/4, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu các Chi cục hải quan tìm hiểu khó khăn của doanh nghiệp để có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ trước việc áp thuế đối ứng của Mỹ.
Căn cứ Đạo luật Quyền hạn khẩn cấp kinh tế quốc tế (IEEPA), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp áp dụng mức thuế 10% đối với tất cả các đối tác thương mại, áp dụng từ ngày 5/4. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng áp dụng các mức thuế đối ứng riêng lẻ đối với 50 quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Hoa Kỳ; trong đó có Việt Nam từ ngày 9/4.
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông vừa “có một cuộc điện đàm rất hiệu quả” với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Ông Trương Bá Tuấn, Cục phó Cục Chính sách Thuế, thuế và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết, chiếu báo cáo gần đây nhất của Đại diện thương mại Mỹ cho thấy, mức thuế suất bình quân biểu thuế của Việt Nam là 9,4%. Phần lớn các mặt hàng của Mỹ khi xuất khẩu sang Việt Nam chịu mức thuế suất khoảng 15%, ngoại trừ một số ít mặt hàng.
Động thái này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính sách thương mại của Mỹ, đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là dấu chấm hết cho kỷ nguyên toàn cầu hóa đã thúc đẩy kinh tế thế giới suốt nhiều thập kỷ.
DNVN - Ông Trương Bá Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Chính sách Thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho rằng, mức thuế suất đối ứng với Việt Nam mà Mỹ vừa công bố là mức tối đa dự kiến áp dụng. Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam sẽ sang làm việc với Chính phủ Mỹ để tìm giải pháp cân bằng phù hợp.
Trước công bố Mỹ áp thuế 46% với hàng hoá của Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng doanh nghiệp cần bình tĩnh, chờ đám phán về thuế suất với Mỹ trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo