Tìm kiếm: Hiệp-hội-Chế-biến-và-Xuất-khẩu-Thủy-sản-Việt-Nam
DNVN - Báo cáo tại Hội nghị toàn thể hội viên 2024 của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngày 10/6 đưa ra dự báo, xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2024 sẽ đạt 4,4 tỷ USD - tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.
DNVN - Người tiêu dùng tại Hàn Quốc đang dần thay đổi nhận thức, cắt giảm tiêu thụ các sản phẩm thịt đỏ, thay vào đó là lựa chọn các loài cá thịt trắng có lợi cho sức khỏe. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu cá tra Việt Nam của nước này có thể sẽ gia tăng.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ghi nhận những kết quả bước đầu ngành nông nghiệp đã đạt được trong chuyển đổi số và cho rằng, ngành nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục phát triển cơ sở dữ liệu ngành.
DNVN - Dự kiến vào tháng 7 tới, Bộ Thương mại Mỹ sẽ có quyết định về việc Việt Nam có được chuyển đổi trạng thái từ nền kinh tế phi thị trường sang nền kinh tế thị trường hay không. Giới chuyên gia nhận định, việc Việt Nam được công nhận có nền kinh tế thị trường sẽ tạo lợi thế cho cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam...
DNVN - Với lợi thế về địa lý, các thị trường gần như Trung Quốc, ASEAN đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược kinh doanh của mình để tiết giảm chi phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cẩn trọng khi giao thương để tránh bị lừa đảo và chiếm đoạt hàng.
Trong 2 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng ở mức khá thấp, thậm chí có nhiều ngân hàng tăng trưởng âm.
DNVN - Theo phản ánh của Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam - đại diện doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc các hãng tàu nước ngoài tùy tiện tăng 10-20% phí xếp dỡ tại cảng ảnh hưởng tới quyền lợi doanh nghiệp xuất khẩu, logistics nội địa và giảm sức cạnh tranh hàng Việt với các nước.
DNVN - Điều đáng lo ngại nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay là không biết căng thẳng Biển Đỏ bao giờ kết thúc. Trong khi đó, việc các hãng tàu áp dụng phụ phí một cách tuỳ tiện, không báo trước, không thoả thuận khiến các nhà xuất khẩu như “cá nằm trên thớt”.
VASEP dự báo tình hình xuất khẩu tôm năm nay sẽ có nhiều khả quan.
DNVN - Theo Giám đốc Văn phòng Ban IV, phía Nhà nước có rất nhiều áp lực cần phải cân nhắc giữa bài toán vĩ mô với câu chuyện hỗ trợ doanh nghiệp. Nếu coi năm 2024 vẫn là năm bồi đắp năng lực cho doanh nghiệp ứng phó với khó khăn thì Ban IV kỳ vọng các chính sách trúng và đúng vào vấn đề doanh nghiệp đang lo lắng nhất.
DNVN - Sau 5 năm thực thi CPTPP, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã ghi nhận những thay đổi rõ nét. Trong đó, sự gia tăng xuất khẩu vào các nước thành viên CPTPP mạnh mẽ hơn so với các thị trường khác.
Tôm Việt Nam có mặt tại hơn 150 quốc gia và vẫn được người tiêu dùng thế giới lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác vẫn có thể cạnh tranh với tôm Việt bằng các biện pháp ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất tôm. Do đó, để tôm Việt Nam giữ vững được vị thế cạnh tranh này, ngành tôm Việt Nam bắt buộc phải có những hướng đi riêng.
Những biến động về kinh tế và nhu cầu tiêu thụ giảm đã tác động mạnh đến chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, dù biến động, nhưng ngành cá tra cũng chỉ biến động trong biên độ của chu kì 2022-2023, trên tổng thể thời gian 3 năm, biến động xuất khẩu cá tra Việt Nam của năm 2023 được đánh giá là kì vọng của sự tăng trưởng trong năm 2024.
Cùng với đầu tư công và tiêu dùng, xuất khẩu luôn góp phần quan trọng trên "cỗ xe tam mã" để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến khó lường và phức tạp, nhất là chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia khiến tình hình xuất nhập khẩu toàn cầu gần như chậm lại.
DNVN - Theo các doanh nghiệp thuỷ sản, nếu giải quyết được vấn đề quy trình bảo quản cá đánh bắt, nước thải môi trường và nguồn nhân công tay nghề cao thì ngành surimi và bột cá sẽ sớm gia nhập vào câu lạc bộ tỷ USD trong tương lai gần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo