Tìm kiếm: Hiệp-định-thương-mại-tự-do-FTA
Chiều 11/12, lễ ký kết Biên bản Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam-Vương quốc Anh chính thức diễn ra tại Hà Nội.
Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA) được nhận định sẽ giúp giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu từ Anh vào Việt Nam.
Sau nhiều năm đạt tăng trưởng cao, năm 2020 là năm ngành da giày không thể về đích với mục tiêu xuất khẩu đặt ra là 24 tỷ USD. Dự báo, giá trị xuất khẩu giày dép, túi xách cả năm chỉ đạt từ 19,3 - 19,5 tỷ USD.
Ngành gỗ đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ thu về 20 tỷ USD từ xuất khẩu, với điều kiện là phải ngăn chặn được hành vi gian lận xuất xứ, giả mạo gỗ Việt Nam để lẩn tránh thuế ở một số thị trường xuất khẩu lớn. Bởi, hành vi này nếu bị đối tác phát hiện, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị liên luỵ, thậm chí là "hết cửa" xuất khẩu.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu 2020 giảm khoảng 14-15% so với năm 2019, nhưng cao hơn mức dự kiến hồi tháng 4/2020 là chỉ đạt từ 30-31 tỷ USD.
Doanh nhân Việt kiều vào Việt Nam đầu tư nông nghiệp và họ biết cách phát huy ngay hiệu quả của chế biến sâu các loại trái cây tươi để phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, việc chế biến sâu từ rau quả đến giờ vẫn chưa phải thế mạnh của khối nội, nên rất khó tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
DNVN - Hiệp định RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp.
Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
Thêm một đối thủ sừng sỏ của khối ngoại vừa chính thức có mặt trên thị trường điện máy Việt Nam. Điều này làm sức ép cạnh tranh của thị trường càng thêm khắc nghiệt trước áp lực tồn kho, thách thức sức mua hậu Covid-19 và cuộc đua chiếm lĩnh thị phần của các “ông lớn” mảng điện máy.
Tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi của hàng xuất khẩu trong tất các các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đạt khoảng 40%. Để tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA, Bộ Công Thương cho rằng cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước, từ đó thoát khỏi lệ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Kinh tế Việt Nam được dự báo là có mức tăng trưởng hàng đầu khu vực và thế giới. Song, trước những rủi ro đang rình rập, Việt Nam cần phải đẩy mạnh cải cách thể chế hơn nữa, từ đó cắt giảm chi phí do chính sách, tạo thêm không gian kinh tế và động lực đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp.
Năm 2019, Việt Nam xuất siêu 1,6 tỷ USD sang các nước CPTPP, trong khi năm 2018 nhập siêu 0,9 tỷ USD. Một tháng sau EVFTA, 7.200 bộ C/O đã được cấp với kim ngạch 277 triệu USD.
Dịch COVID-19 đã khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sụt giảm do nhiều nhà đầu tư nước ngoài tạm dừng để đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế chia sẻ: Dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ không giảm mạnh nhưng cần thay đổi cách triển khai để thu hút được các dòng vốn chất lượng...
Bên cạnh mục tiêu xuất khẩu, thì việc nhập khẩu để giúp tăng nội lực của nền kinh tế cũng là vô cùng quan trọng trong quá trình thực thi EVFTA.
DNVN - Hội nghị kết nối cung – cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh thành năm 2020 là dịp để các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng cung cấp cho thị trường thành phố, bổ sung nguồn cung bình ổn thị trường, góp phần hưởng ứng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và xúc tiến mở rộng thị trường cho hàng sản xuất trong nước có chất lượng cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo