Tìm kiếm: Hạt-trưởng-Hạt-kiểm-lâm
Không chỉ chặn xe của lực lượng kiểm lâm để giúp đồng bọn tẩu tán gỗ, đối tượng Mỵ còn tấn công khiến một kiểm lâm viên bị gãy ngón tay, phải nhập viện điều trị.
Cùng với Hạt trưởng hạt kiểm lâm đã bị bắt trước đó, ông Long được xác định đã nhận tiền của Công ty Thảo Trúc (công ty của trùm gỗ lậu Phượng “râu”). Số tiền này được ông Long giữ lại một phần, phần còn lại chia cho Hạt trưởng và dùng cho hoạt động của cơ quan.
Ông Khang đã xác nhận vận chuyển gỗ cho công ty Thảo Trúc và cá nhân Phượng “râu”, trong đó có nhiều bản kê không đúng quy định.
Sau khi chặn xe đánh khiến một cán bộ kiểm lâm bị gãy ngón tay, đối tượng Mỵ đã bỏ trốn vào rừng. Cơ quan chức năng đang vận động gia đình đưa Mỵ đến cơ quan công an làm việc.
Gia đình Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk vừa tự nguyện giao nộp 8m3 gỗ cho cơ quan điều tra. Vị Chi cục trưởng cho rằng số gỗ này được Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Cư M’gar mua giúp nhưng thủ tục chưa hợp pháp nên nộp lại.
Trong thời gian làm Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk, ông Khang đã ký xác nhận nhiều bản kê lâm sản không đúng quy định, tạo điều kiện cho trùm Phượng “râu” vận chuyển gỗ lậu. Ngoài ra, ông này nhận hàng trăm triệu đồng từ Công ty Phượng “râu” làm chủ.
Trong số 5 cán bộ kiểm lâm nhận quyết định kỷ luật có Hạt trưởng và các Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Cư Jút, bị kỷ luật từ giáng chức đến khiển trách. Các cán bộ kiểm lâm này bị kỷ luật vì để cho trùm gỗ lậu Phượng “râu” lộng hành một thời gian dài mà "không phát hiện" .
Hàng trăm ha rừng phòng hộ bị phá, bị chặt, bị đốt trụi…nhưng dường như không hề vấp phải bất cứ rào cản nào. Thậm chí khi cùng phóng viên đi thực tế, kiểm lâm còn tỏ ra bất ngờ không nghĩ diện tích rừng bị hủy diệt lại nhiều đến như vậy (!?).
>> Tan hoang những cánh rừng phòng hộ... không còn cây!
Một số khu rừng như Đá Cháy, Dốc Ngù, Thung Đớn, Boạc Vàng Mít, Thung Nọc đã bị lâm tặc lén lút khai thác nhiều năm nay. Nhiều cây gỗ quý có giá trị kinh tế bị chặt phá, rừng giờ hầu như không còn gỗ tốt, chỉ còn vài loại gỗ tạp, sâu mục bên trong.
Loại nấm Ngọc cẩu vốn giá chỉ vài chục nghìn đã bị thổi lên cả triệu bạc khiến nhà nhà ở Cốc Pài bỏ việc lên rừng tìm nấm.
Nhiều cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ không đảm bảo an toàn, không thực hiện đúng quy trình về quản lý, nuôi, chăm sóc đã đe dọa đến tính mạng, an toàn của người dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Chỉ thị “Về tăng cường công tác quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ”.
Khu vực rừng tại xã Đắk Ang, nằm ráp ranh giữa ba huyện Ngọc Hồi - Tu Mơ Rông - Đắk Tô (tỉnh Kon Tum) đang bị “lâm tặc” ngang nhiên tàn phá. Tiếng cưa máy cắt gỗ gầm rú, tiếng cây gỗ đổ ầm ầm vang cả góc trời mà lực lượng chức năng chẳng hề hay biết(?!).
Sự việc xảy ra tại Hàm Tân (Bình Thuận), ba cán bộ kiểm lâm trong tổ công tác cơ động bị công an bắt quả tang khi đang đêm đưa xe gỗ bị bắt trước đó chạy về hướng Xuân Lộc (Đồng Nai).
Đi bộ, leo núi, mưa sạt không thể vượt qua nổi các con đèo vòi vọi, từ mờ sáng luồn rừng, đến 16 giờ chiều, chúng tôi mới tìm được một nóc nhà để xin… ăn trưa. Giở tấm bản đồ ướt nhoe nhoét ra, thấy mình đang vật lộn trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu diện tích 16.000ha, thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Chao ôi, toàn những cái tên xã (chứ chưa nói tên bản) thoáng nghe đã thấy gập ghềnh trắc trở: Đại Sơn, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Viễn Sơn. Lếch thếch bò theo các con đường trơn, đến 19h cùng ngày, thì
Ở nhiều vùng miền núi của các tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, con gái muốn lấy được chồng phải kiếm đủ ít nhất 100 bó củi làm của hồi môn
End of content
Không có tin nào tiếp theo