Tìm kiếm: Kinh-tế-8-tháng
Lưu ý gói kích thích kinh tế, đầu tư công phải được thúc đẩy tốt hơn nữa, đi vào cuộc sống để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn tiêu đề một bài báo rằng “Đừng để lạm phát cuốn trôi người nghèo”.
DNVN - Tháng 1/2022 số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng khá cao ở tất cả các lĩnh vực hoạt động với 19.100 doanh nghiệp, tăng 352,8% so với tháng 12/2021 và tăng 194% so với cùng kỳ năm ngoái.
DNVN - GRDP bình quân đầu người của Đà Nẵng có xu hướng giảm liên tục trong 2 năm 2020- 2021, trong khi GRDP bình quân đầu người của các tỉnh trong vùng luôn tăng lên (trừ Khánh Hòa). Điều này cho thấy, nếu nền kinh tế TP không sớm phục hồi thì vị trí dẫn đầu này sẽ khó trụ được trong những năm tiếp theo.
Số liệu về tình hình phát triển kinh tế trong 11 tháng năm 2021 đã cho thấy nhiều tín hiệu tích cực như số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, thu hút vốn FDI giữ đà tăng và đặc biệt là xuất siêu đã trở lại.
Do tác động từ đại dịch COVID-19, bức tranh đầu tư nước ngoài đã thay đổi. Năm 2020, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thu hút sự chuyển dịch dòng vốn FDI, lần đầu tiên nước ta lọt vào tốp 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI. Với nhiều lợi thế, các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào mắt xích Việt Nam.
Trong phiên thảo luận ngày 9/11, nhiều đại biểu Quốc hội khẳng định sự cần thiết phải tái cơ cấu nền kinh tế và qua đại dịch COVID-19, lại càng thấy rõ đây là điều phải làm.
Tháng 10 và 10 tháng năm nay, kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của kinh tế Việt Nam tiếp tục được bảo đảm, lạm phát ở mức thấp.
DNVN - UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các sở, ngành tập trung khôi phục phát triển kinh tế, trọng tâm là khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi. Trong tháng 10, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 29,8% so với tháng 9. Số doanh nghiệp thành lập mới cũng tăng cả về số lượng và vốn đăng ký.
Mặc dù đỉnh dịch tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã lắng xuống, nhưng nguy cơ bùng phát dịch tại các địa phương khác trong cả nước vẫn đang hiện hữu, trong khi yêu cầu khôi phục và tạo động lực mới cho phát triển kinh tế đang là vấn đề hết sức cấp bách. Bối cảnh đặc biệt này đòi hỏi Quốc hội, Chính phủ cần có các quyết sách kịp thời và phù hợp.
Nhấn mạnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ tinh thần phục hồi nhanh nhưng cần đặc biệt chú trọng kiểm soát dịch bệnh, không để bùng phát. “Chúng ta không được chủ quan. Phục hồi kinh tế nhanh nhưng đi song song với đó là phải kiên quyết giữ được địa bàn sạch”.
Tại phiên khai mạc, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Quốc hội tiếp nối truyền thống khát khao đổi mới và cống hiến, luôn đặt người dân và doanh nghiệp ở vị trí trung tâm trong mọi quyết sách, vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Trình bày báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Chúng ta đã nỗ lực hết sức mình trong điều kiện có thể, tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, vượt qua thách thức, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV diễn ra tại Hà Nội sáng 20/10, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022. Dưới đây là toàn văn nội dung Báo cáo.
Theo cơ quan phân tích và thông tin INFOLine, giá lương thực toàn cầu tiếp tục tăng đáng kể trong năm nay với chỉ số giá tăng tới 27%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo