Tìm kiếm: Lương-thực-Việt-Nam

Hiện mới có hợp đồng thương mại trong khi chưa có các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung, nên tình hình xuất khẩu trong quý I/2015 sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Thông tin trên được ông Nguyễn Hùng Linh- Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra trong hội nghị "Tổng kết công tác xuất khẩu gạo năm 2014 và phương hướng năm 2015", diễn ra ngày 22/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Cần tính đủ chi phí sản xuất vào trong giá gạo xuất khẩu và có cơ chế cho người nông dân tham gia ấn định giá thu mua lúa - đó là hai trong số nhiều đề xuất nâng cao tính cạnh tranh cho ngành lúa gạo Việt Nam của Liên minh “Vì quyền của nông dân và hiệu quả của nền nông nghiệp Việt Nam” – gọi tắt là Liên minh Nông nghiệp.
Tính từ đầu năm đến giữa tháng 10/2014, Việt Nam đã xuất khẩu xấp xỉ 5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 2,6 tỷ USD. Giá lúa gạo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang nhích nhẹ khoảng 50- 100 đồng/kg.
Lạm phát 6 tháng đầu năm nay chỉ ở mức 1,38%- bằng 1/5 mục tiêu lạm phát cả năm và là mức thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây, nhưng khó khăn của đại bộ phận nông dân vẫn rất nặng nề do tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm do họ làm ra đều đã bị sụt giảm mạnh cả về lượng và giá, trong khi đầu vào cho sản xuất vẫn chưa giảm tương xứng...
Lạm phát 6 tháng đầu năm nay chỉ ở mức 1,38%- bằng 1/5 mục tiêu lạm phát cả năm và là mức thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây, nhưng khó khăn của đại bộ phận nông dân vẫn rất nặng nề do tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm do họ làm ra đều đã bị sụt giảm mạnh cả về lượng và giá, trong khi đầu vào cho sản xuất vẫn chưa giảm tương xứng...
Là nước có thế mạnh về nông nghiệp, lẽ ra Việt Nam phải nắm thế chủ động về thị trường Trung Quốc vì thực tế Trung Quốc cần Việt Nam hơn thế nhưng hiện nay nhiều ngành nghề trong lĩnh vực này hiện đang phụ thuộc Trung Quốc đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Thậm chí xuất khẩu lúa gạo cũng phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc.

End of content

Không có tin nào tiếp theo