Tìm kiếm: Lương-thực-Việt-Nam
Sau hơn một năm luôn ở mức dưới 400 USD/tấn, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm hiện đã lên trên mức này.
Ngành lúa gạo Việt Nam đang có nhiều lợi thế về xuất khẩu gạo nhưng để giữ đà tăng trưởng này trong thời gian tới không hề dễ, nhất là trong bối cảnh vẫn mạnh ai nấy làm, giá trị xuất khẩu thấp.
Bên cạnh việc phân bổ 20.000 tấn gạo cho tất cả thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hàn Quốc sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch riêng là 55.112 tấn gạo.
Quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo, kể từ khi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực, thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP trước đó, đã có 182 thương nhân được Bộ Công Thương cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Phát triển ngành chăn nuôi trong giai đoạn mới cần gắn với chế biến sâu, đa dạng rổ lương thực, giảm bớt tỷ trọng thịt lợn, thích ứng với nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.
Để có thể đưa được gạo sang thị trường vốn đòi hỏi rất khắt khe như Hồng Kông, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần chú ý khâu chế biến, quản lý chất lượng sản phẩm cũng như các quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng nhẹ do nguồn cung lúa hàng hóa đang bị thu hẹp với phần lớn diện tích lúa Thu Đông ở khu vực ĐBSCL đã được thu hoạch và tiêu thụ hết. Đồng thời, thị trường xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu tốt.
Tại cuộc hội thảo phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam ngày 19/9, nhiều chuyên gia cho rằng, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến hiện đang là khâu xung yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam.
Nửa đầu năm 2019, Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh - 3 thị trường nhập khẩu gạo lớn đều giảm lượng nhập hàng. Nhiều chuyên gia lo ngại tình trạng này có thể kéo dài đến cuối năm, làm cho việc xuất khẩu gạo của 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam rơi vào tình cảnh trầm lắng.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2019 gặp nhiều diễn biến bất lợi về thị trường.
Riêng giai đoạn 2016-2018, bốn đoàn doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Trung Quốc được mời vào tham quan, giao dịch mua hàng.
Trong năm nay, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn đạt 6 triệu tấn, tương đương so với kết quả đã đạt được của năm ngoái.
Chiều 19/2, làm việc với một số bộ, ngành về tình hình giá gạo giảm so với cùng kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có một số chỉ đạo để bảo đảm quyền lợi cho người nông dân, “theo nguyên tắc thị trường, chứ không phải phi thị trường”.
Phía đại diện Trung Quốc cho biết, đây chỉ là mức khởi đầu của năm 2019, việc nhập khẩu gạo chính ngạch từ Việt Nam sẽ thực hiện nhiều hơn nữa.
Gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, thị trường xuất khẩu đã mở rộng vào các nước châu Mỹ, Trung Đông….
End of content
Không có tin nào tiếp theo