Tìm kiếm: Lục-Bình

Chị Trần Thị Ngọc Nhi (26 tuổi, ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) đối với cây lục bình có một ý nghĩa rất quan trọng, một cách làm giàu khác người. Suốt 5 năm qua, từ những loài cây hoang dại này, Nhi đã “hô biến” chúng thành những chiếc túi xách thời trang vô cùng độc – lạ, với hơn 400 mẫu mã bắt mắt.
Hơn chục năm nay công việc chính của ông Nguyễn Văn Cương (60 tuổi, trú tại xóm 3, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là đi cắt cỏ dại để về nuôi đàn hươu sao và cũng nhờ chính công việc này mà gia đình ông có cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều. Nuôi hươu sao lấy nhung là một trong những mô hình làm giàu ở nông thôn.
Quyết tâm theo nghề gia đình từ ngày xưa, ông Phạm Quang Tuyến ở xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) gầy dựng mô hình nuôi cá thác lác cườm và cá lóc theo hướng công nghiệp. Bên cạnh đó, từ năm 2009 tới nay, ông Phạm Quang Tuyến cũng dành tiền mua thức ăn để nuôi dưỡng đàn cá từ sông Tiền nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản thiên nhiên.
Nhiều người sẽ vô cùng bất ngờ nếu lần đầu tiên ghé tham quan trang trại của anh Chung Văn Hiền, ấp Tam Sóc D2, xã Mỹ Thuận (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng). Vì điểm sơ qua có hơn 10 loài vật, trong đó có loài là con đặc sản, quý hiếm được chăm sóc khá bài bản như le le bay giỏi, dế là loài chết sớm, chim trĩ đỏ, sâu gạo, tắc kè, trăn, chim chích mồi.
Miệt Gò Công (Tiền Giang) nuôi dê khá nhiều, nhất là tại huyện Gò Công Đông, nhà nhà nuôi dê, người người nuôi dê. Nhưng nuôi thành trang trại ngàn con với doanh thu mỗi năm cả tỷ đồng thì chỉ có anh Hai Hồng (tức Đoàn Văn Hồng), xã Tăng Hòa làm được.

End of content

Không có tin nào tiếp theo