Tìm kiếm: Mô-hình-chăn-nuôi
Người tiên phong đưa giống thỏ ngoại-thỏ New Zealand về nuôi tại thôn Làng Thẳm, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) là anh Hoàng Văn Định (SN 1986) - Giám đốc HTX Nông nghiệp xanh. Với sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, anh Định không chỉ có thu nhập gần 200 triệu đồng/năm, mà còn giúp những người khác có công ăn việc làm.
Dù đã ở ngưỡng tuổi 70 nhưng lão nông Nguyễn Đức Sơn sống tại thôn Kỳ Lam, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vẫn hăng say lao động, làm giàu và tạo được nguồn thu nhập lên đến hơn 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ vào mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi của mình.
Chàng trai trẻ 9X Nguyễn Văn Đoài, ở thôn 1, xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã bỏ nghề lái xe ô tô tải, lái xe taxi với thu nhập hơn chục triệu đồng mỗi tháng để về quê chăn trâu. Nhiều người ngạc nhiên cho anh là có hướng làm giàu khác người và gọi anh Đoài là bỏ vô lăng về quê làm... mục đồng.
Nuôi cá sấu hơn 10 năm nay, anh Lê Văn Út, ngụ tại khu vực Phú Thạnh, phường Tân Phú, quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) đã gầy dựng nên một trang trại nuôi loài cá 4 chân đáng sợ này khá quy mô với trên 2.500 con cá sấu, thu nhập mỗi năm khoảng 2 tỉ đồng.
Ông Phan Như Phi (thôn Đàn Thượng, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) hồ hởi khoe với chúng tôi: “Hơn 10 năm nay, gia đình tôi có nguồn thu nhập khá, cuộc sống không còn khó khăn như trước. Tất cả là nhờ nuôi heo đen-hay còn gọi là heo mọi. “Năm 2018, tôi bán không dưới 70 con heo giống và hơn 120 con heo thịt, doanh thu 300 triệu đồng”.
Quyết định từ bỏ công việc với mức lương nghin USD để trở về quê lập nghiệp khiến nhiều người cho rằng anh bị cái tên vận vào người … “điên nặng”. Thời gian trôi qua, những gì Nguyễn Trung Diện làm được khiến tất cả phải ngả mũ và chứng minh sự thông minh, táo bạo, dám đương đầu sẽ đem lại thành công.
Nhờ chăn nuôi gà Đông Tảo theo quy trình VietGAHP cùng cách chăm sóc đặc biệt, sản phẩm của HTX Chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) luôn có chỗ đứng trên thị trường.
Cơ hội từ Hiệp định CPTPP là rất lớn, các DN và các ngành hàng đều có thể nắm bắt kịp thời nếu như không muốn những cơ hội đó trở thành thách thức.
Anh Phạm Văn Sáu ở thôn 2, xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) thường xuyên duy trì đàn heo rừng lai nuôi bán hoang dã hương đặc sản, mỗi năm lời 300 triệu đồng.
Những năm gần đây, hoạt động sản xuất gắn với bảo vệ môi trường đã được không ít HTX, Tổ hợp tác (THT) tại Bạc Liêu quan tâm. Đây là một trong những bước tiến trong nhận thức và hành động của các HTX, THT nhằm góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Anh Vũ và anh Trung là người nuôi lợn nhiều, hiệu quả nhất huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Hai anh đầu tư trang trại nuôi khép kín trong chuồng lạnh hơn 3 năm nay. Nhờ cách nuôi này mà các anh đã làm được nhà cửa khang trang và mua "xế hộp" tiền tỷ.
Cũng là nông dân, nhưng có những người được gọi “siêu nông dân trên núi”, bởi dựa vào nghề nông như hàng triệu nông dân khác nhưng họ có thể làm giàu, trở thành tỷ phú với khối tài sản lên tới vài trăm tỷ đồng hay mỗi năm lãi vài tỷ đồng là chuyện chẳng khó gì.
Bằng quy trình chăn nuôi khép kín, tận dụng các phế phẩm để tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất để nuôi thỏ, nuôi trùn Ấn Độ, anh Nguyễn Văn Thành (thôn 7B, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) có được thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Những doanh nghiệp đoạt giải lần này là những nhân tố tích cực và là thành tố góp phần thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực chăn nuôi.
Do điều kiện gia đình gặp khó khăn, không có đất sản xuất, anh Nguyễn Văn Nhĩ (sinh năm 1981, ngụ ấp Trung Phú 3, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã tận dụng diện tích mặt nước bờ sông, đóng cọc, làm vèo để nuôi ếch Thái Lan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo