Quảng Nam: 30 năm miệt mài gây dựng trang trại “vàng”, thu về 12 tỷ
Bắc Giang: Rủ nhau bỏ phố lên núi nuôi gà, trồng bưởi, xây nhà lầu, sắm ô tô / Nuôi loài cá "lạ" ở chuồng heo cũ, lớn con nào lái khuân đi con đó
Coi nghiệp chăn nuôi như “máu thịt”
Ai tìm hiểu về mô hình kinh tế của ông thì cũng phải trầm trồ trước những gì mà một ông lão 70 tuổi đã và đang làm được. Chúng tôi đến thăm trang trại của ông Nguyễn Đức Sơn và được ông cho biết mình xuất thân trong gia đình thuần nông, học ngành chăn nuôi xong về làm cho Hợp tác xã (HTX) Tiền Phong của xã Điện Thọ.
Ngày trước Tiền Phong là HTX chăn nuôi bò có tiếng của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi HTX giải thể, ông Sơn quyết tâm xây dựng lại mô hình chăn nuôi vì nó đã ăn sâu vào máu thịt, vừa thỏa niềm đam mê với ngành nghề mình đã học, vừa là cách để làm giàu.
Ông Nguyễn Đức Sơn chăm sóc đàn bò trong trai trại.Ảnh: Trần Hậu
“Có vốn kiến thức và thông thạo địa bàn xứ này, năm 1990 từ nguồn vốn tích lũy được cộng thêm vay mượn từ người thân khoảng hơn 300 triệu đồng, tôi tập trung vào việc xây dựng chuồng trại, nuôi vài chục con bò sau đó nhân đàn lên, rồi nuôi thêm gà, heo cho đến cơ ngơi như ngày hôm nay”... - ông Sơn nhớ lại.
Ông Sơn cho biết thêm, trước khi quyết định đầu tư xây dựng trang trại, ông đã tìm hiểu và nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn thức ăn ở vùng đất Điện Thọ là rất lý tưởng để phát triển chăn nuôi bò. Nhờ con sông Thu Bồn bồi đắp phù sa đã biến nơi đây thành một “thảo nguyên”, bãi bồi trù phú để dân trồng cỏ, chăn nuôi bò.
Sau đó, ông đã tìm về một số trang trại chăn nuôi bò giống, bò thịt ở các tỉnh miền Nam để tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật cũng như, kinh nghiệm nuôi bò...
Trang trại của lão nông U70 Nguyễn Đức Sơn ở tại thôn Kỳ Lam, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trong ảnh, ông Sơn vui vẻ với công việc chăm sóc đàn gà giống mỗi ngày. Ảnh: Trần Hậu
Ông Sơn kể: Ngày đó kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng tôi có một niềm quyết tâm đổi đời mạnh mẽ cùng với sự cần cù, sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để xây dựng trang trại chăn nuôi như ngày hôm nay. Ban đầu, tôi canh tác trên diện tích khoảng 2ha, đến nay trang trại của tôi có tổng diện tích hơn 6ha, vật nuôi chủ lực là bò, ngoài ra tôi còn nuôi thêm heo, gà để tăng thêm thu nhập.
Trang trại lãi hơn 1 tỷ đồng/năm
Hiện nay, mỗi năm trang trại của của ông Sơn cung cấp ra thị trường hơn 300 con bò, trong đó gần 100 con bò giống, 200 con bò thịt. Bò giống 1 năm tuổi có giá từ 10-12 triệu đồng/con, bò thịt từ 20-30 triệu đồng/con. Cùng với đó, ông bán 2.000 con heo giống, khoảng 500 con heo thịt, 20.000-30.000 con gà ta thả vườn.
Chưa hết, ông còn thu mua bò của dân, bán vật tư nông nghiệp, thuốc thú y... “Hàng năm trang trại của tôi có tổng doanh thu khoảng hơn 12 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, ước lãi được khoảng hơn 1 tỷ đồng/năm” - ông Sơn cho hay.
Với kinh nghiệm hơn 30 năm chăn nuôi bò, ông Sơn chia sẻ bí quyết nuôi bò khỏe: Để bò sinh trưởng phát triển tốt, phải cung cấp đầy đủ các chủng loại thức ăn cần thiết như thức ăn thô và thức ăn tinh, có đầy đủ chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, khoáng và vitamin, chất xơ…). Tất cả đều được trộn lẫn với nhau và cho bò ăn cùng lúc.
Chính việc áp dụng đúng quy trình chế biến thức ăn cho bò này đã giúp ông Sơn tận dụng được nguồn thức ăn dồi dào sẵn có ở địa phương cho bò như cây bắp, rơm rạ và cỏ. Đồng thời, quy trình chế biến thức ăn khoa học cũng đã giúp ông Sơn hạn chế tối đa các bệnh đường ruột và giúp bò kích thích tiêu hóa, ăn nhiều.
Cùng với đó, để phòng bệnh cho bò vào thời điểm “giao mùa”, ông Sơn đã chủ động tìm hiểu triệu chứng các loại bệnh thường gặp như phó thương hàn, tụ huyết trùng, lở mồm long móng... để tuân thủ khâu tiêm vaccine phòng bệnh đúng theo định kỳ. Ngoài ra, hàng ngày, hàng tuần ông còn đặc biệt chú trọng đến việc vệ sinh chuồng trại, phun xịt các loại thuốc khử trùng.
Bò của trang trại ông Sơn được dùng để cung cấp cho các địa phương, các chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nông thôn của Tổ chức Tầm nhìn thế giới, chương trình Lục lạc vàng...
Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Sơn còn giúp đỡ người dân địa phương về kỹ thuật chăn nuôi bò, heo để cùng làm giàu. Đồng thời, ông thuê 10 lao động trong xóm chăn bò, cắt cỏ, dọn vệ sinh... với thu nhập từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Nhờ những thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế, nhiều lần ông Sơn được tặng bằng khen và danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh; bằng khen vì sự nghiệp xây dựng tỉnh Quảng Nam...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn