Tìm kiếm: Mô-Hình-Chăn-Nuôi

Từ năm 2015 đến nay, gia đình ông ông Trịnh Xuân Bắc (57 tuổi) trú tại thôn 1, xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa ăn nên làm ra, trở thành khấm khá nhờ làm chuồng nuôi thỏ sạch. Thỏ thịt ông Bắc nuôi ra đến đâu bán hết đến đó, có thời điểm hút hàng bán đắt, bán chạy như tôm tươi. Đây là một trong những mô hình làm giàu ở nông thôn.
Nuôi ruồi lính đen để lấy nguồn thức ăn nuôi lươn, nuôi gà, nuôi cá-đó là mô hình làm giàu của chàng cử nhân Phạm Trung Hiếu, xã xã Ea Riêng, huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk. Mô hình nuôi ruồi lính đen để lấy sâu canxi phục vụ chăn nuôi không chỉ giảm chi phí, tạo sản phẩm an toàn mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Từ kinh nghiệm chăn nuôi và mong muốn làm giàu, mô hình chăn nuôi trang trại giữa đồng đã giúp vợ chồng anh Hoàng Trọng Tiến và chị Trần Thị Tịnh ( thôn Bình Dương, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) thu lời 200 - 250 triệu đồng mỗi năm.
Học ngành y, nhưng chàng trai trẻ bảnh trai dân tộc Tày Trần Thế Ân (sinh 1991) lại về quê thôn Lúp, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang (Hà Giang) để làm giàu bằng nghề chăn nuôi lợn, gà, cá. Đặc biệt, hiện Trần Thế Ân đang nuôi loài cá đặc sản của miền núi-cá bỗng. Đây là loài cá đặc sản hiếm có và có tuổi thọ tới 50 năm.
Dù đã ở ngưỡng tuổi 70 nhưng lão nông Nguyễn Đức Sơn (thôn Kỳ Lam, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) vẫn hăng say lao động, làm giàu và tạo được nguồn thu nhập lên đến hơn 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ vào mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi. Để có được thành quả đó, ông Sơn đã mất 30 năm kiên trì gây dựng.
Người tiên phong đưa giống thỏ ngoại-thỏ New Zealand về nuôi tại thôn Làng Thẳm, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) là anh Hoàng Văn Định (SN 1986) - Giám đốc HTX Nông nghiệp xanh. Với sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, anh Định không chỉ có thu nhập gần 200 triệu đồng/năm, mà còn giúp những người khác có công ăn việc làm.

End of content

Không có tin nào tiếp theo