Tìm kiếm: Nùng
Trong hơi gió thơm phảng phất mùi hương nhựa trám, vị thơm của nếp nương cùng với sắc màu hấp dẫn. Hương vị của nó cũng thanh thoát, nhẹ bẫng như chính sắc tím tự nhiên. Khi ăn, ta có cảm giác sần sật, beo béo lại bùi lẫn trong hạt nếp dẻo quánh.
Ở Việt Nam, có rất nhiều phong tục tập quán độc đáo liên quan đến hình tượng con chó mà không phải ai cũng biết, trong đó có tục thờ chó đá từ lâu đời, dựa trên quan niệm tiếng chó sủa có thể xua đuổi được ma quỷ.
Từ vườn cây ăn quả 4ha, một cán bộ đoàn dân tộc Nùng đã vươn lên thoát nghèo từ vùng đất khó Cư Êlang, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
Sau khi ra trường với tấm bằng loại khá của trường Đại học Nông-Lâm Thái Nguyên, chàng cử nhân người Nùng Lý Văn Quyết (sinh 1993), thôn Tác Chiến, xã Nam La, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) lại về quê "nghịch đất" nuôi giun quế.
Nghi lễ then thể hiện đời sống tâm linh phong phú, nét sinh hoạt văn hóa văn nghệ độc đáo của người Nùng (Bắc Giang). Trong đó, thầy then có vài trò vô cùng quan trọng.
Hát Sli rất phong phú và hấp dẫn, nhưng thể hiện đậm nét thế giới tâm hồn và truyền thống văn hoá của cộng đồng người Nùng phải kể đến điệu Sli Giang.
Đến vùng đất vải Lục Ngạn, Bắc Giang, hẳn chúng ta không quên được những lời hát giao duyên ngọt ngào, đằm thắm nơi đây. Những câu hát bắc nên nhịp cầu lương duyên cho các đôi trai gái. Người Nùng Phàn Xình gọi đó là hát Soong hao.
Dân tộc Nùng có phong tục không cúng giỗ người đã khuất mà họ tin rằng người chết nếu cúng lợn, gà sẽ không thể ăn được nên chỉ "cúng" người khi còn sống.
Không sặc sỡ nhiều màu sắc, trang phục người Nùng chỉ duy nhất một sắc chàm với những đường nét đơn giản mà rất hài hòa. Dù ở bất cứ nơi đâu, nét đẹp văn hóa trong trang phục của người Nùng vẫn được họ gìn giữ và phát huy.
Dân tộc Nùng Dín sống rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, dân tộc này sống chủ yếu ở huyện Mường Khương và một số huyện như: Si Ma Cai, Bắc Hà. Họ có những bản sắc văn hóa riêng nhưng nổi bật là bộ trang phục của chị em phụ nữ.
Dân tộc Nùng ở huyện Văn Quan cũng như các huyện khác của tỉnh Lạng Sơn đều có cách thức ăn Tết tương đối giống nhau. Nhìn chung quan niệm Tết của người Nùng cũng gần giống như người Kinh. Họ chuẩn bị Tết khá kĩ lưỡng.
"Lày cỏ" hoặc "sai mạ" là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người Tày, Nùng ở tỉnh Cao Bằng và một số địa phương lân cận, mang nét văn hóa dân gian đặc sắc.
Cao Bằng có nhiều nghề truyền thống độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như: rèn, dệt thổ cẩm, hương, ngói máng... Trong đó, xóm Lũng Ỏ, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) được nhiều người biết đến bởi nghề làm giấy bản (tiếng Nùng là chỉa sla).
Chợ tình xuất hiện ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc. Chợ tình Xuân Dương có từ hàng trăm năm nay, gắn với sự tích cảm động về tình yêu đôi lứa.
Đồng bào người Tày, Nùng thường làm lễ cúng Thổ công vào mùng 2 Tết, đây cũng là phong tục tập quán bao đời của người dân xứ Lạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo