Tìm kiếm: Tục-lệ

Đối với người miền xuôi, câu chuyện cúng bằng thịt chuột là lạ lẫm nhưng với người Dao Tiền ở bản Bương, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình thì cỗ cúng ở ngôi miếu của bản bắt buộc phải có thịt chuột khô mới thiêng, trên bàn thờ ba ngày Tết cũng phải có thịt chuột khô mới thể hiện hết tấm lòng của con cháu với tổ tiên.
Dân tộc La Ha còn có tên gọi khác: Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Pojoong, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa. Dân số 1.400 người, gồm 2 nhóm thứ cấp riêng biệt: người La Ha cạn và người La Ha nước. Người La Ha cư trú ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Người La Ha có nhiều phong tục tập quán, đáng kể phải kể đến tục ở rể trong hôn nhân.
Cồng chiêng là linh hồn của các lễ hội, gắn liền với đời sống văn hoá, tâm linh của dân tộc, nên các gia đình trong làng đều một lòng gìn giữ; đồng thời tiếp tục duy trì những lễ hội, phong tục, tập quán tốt đẹp để tạo “đất” cho cồng chiêng tiếp tục sống...
Người Khmer sinh tụ ở Trà Vinh nói riêng, Nam Bộ nói chung từ rất lâu đời, có tiếng nói và chữ viết riêng, cùng với các lễ hội truyền thống đặc sắc đã kiến tạo nên một nền văn hóa rực rỡ. Tôn giáo chính của người Khmer là đạo Phật phái Nam Tông (Therevada). Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 141 ngôi chùa Khmer với nhiều kiến trúc nghệ thuật rất độc đáo. Văn hóa dân gian của người Khmer Trà Vinh mang nhiều nét độc đáo, trong đó có tín ngưỡng thờ Neak Tà.
Người Mông ở Hà Giang có nhiều phong tục tập quán có giá trị về văn hoá, giáo dục đạo đức lối sống đạo lý dân tộc. Các giá trị văn hoá được thể hiện trong dân ca, dân vũ, trang phục, tập tục ma chay, cưới xin, nghi lễ, nghi thức thờ cúng tổ tiên, thần linh, ở các lễ, hội của thôn bản trong năm, trong đó tang ma là một nghi lễ thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, là sự tri ân giữa người sống với người đã mất.

End of content

Không có tin nào tiếp theo