Tìm kiếm: Tỷ-lệ-nội-địa-hóa

DNVN - Các doanh nghiệp thương mại trong thời gian qua cũng đã tích cực tham gia Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Bằng các cam kết đưa hàng Việt vào các kênh bán hàng, các doanh nghiệp đã góp phần làm cho tỉ trọng hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước duy trì ở tỉ lệ cao và đảm bảo sự ổn định.
Theo định hướng chiến lược đến 2025 và tầm nhìn 2035 (Quyết định 1168/2014/QĐ-TTg), Việt Nam phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Thế nhưng, đến thời điểm hiện nay, chuỗi giá trị và năng lực cạnh tranh của ngành ô tô Việt Nam vẫn còn rất yếu.
Lợi ích thu được trong ngắn hạn của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ không lớn và sẽ không tạo ra những thay đổi lớn trong xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, lợi ích chính đối với Việt Nam nằm ở những tác động dài hạn.
Thị trường xe hơi năm 2019 có rất nhiều tín hiệu khả quan như lượng xe nhập khẩu về dồi dào hơn, quy mô tăng hơn và cơ cấu xe cũng đa dạng hơn. Ở phía các doanh nghiệp trong nước, hai tháng đầu năm, lượng xe tiêu thụ tăng hơn so với năm ngoái, cùng với sự gia nhập của VinFast vào quý II và quý III, chắc sẽ có nhiều tác động đến thị trường.
Là một trong những số ít tỷ phú USD của Việt Nam nhiều năm liền được Forbes vinh danh, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, người được mệnh danh là 'linh hồn' của Công ty Ô tô Trường Hải - Thaco cho rằng, con đường để tạo nên thành công, chỉ có 1% là may mắn, còn lại 99% là lao động mồ hôi và nước mắt.
Sau khi liên tiếp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam, hai “ông lớn” Trường Hải và Hyundai Thành Công quyết tâm xuất khẩu ô tô trong năm 2019. Cùng với việc VinFast cho lăn bánh chiếc ô tô đầu tiên do công ty này sản xuất tại Việt Nam, cơ hội hướng tới xuất khẩu ô tô ra khu vực của các doanh nghiệp nội ngày đang dần nhen nhóm.

End of content

Không có tin nào tiếp theo