Tìm kiếm: Thị-Giá
“Mất hút” trong xếp hạng người giàu sàn chứng khoán Việt do giá cổ phiếu lao dốc, thế nhưng ông chủ HAGL vẫn có tiềm lực tài chính “khủng”, không những cho công ty vay cả nghìn tỷ đồng mà còn dùng tài sản cá nhân để thế chấp cho hàng loạt khoản vay trị giá hàng trăm, nghìn tỷ của HAGL.
Đặt kế hoạch doanh thu 70.000 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 25% nhưng chỉ tiêu lãi sau thuế lại giảm 22% so với kết quả đạt được trong năm 2018 còn 6.700 tỷ đồng, đây được cho là sự “thận trọng” của “vua thép” Trần Đình Long. Thế nhưng giá cổ phiếu giảm sâu đã “cuốn” đi của vợ chồng ông Long hơn 1.500 tỷ đồng trong 1 ngày.
Việc lao dốc cả về giá cả lẫn sức tiêu thụ đang thực sự là điều đáng ngại đối với thị trường thịt lợn tại khu vực miền Nam vào lúc này.
Trong thời kỳ ông Bùi Quang Ngọc làm Tổng giám đốc, các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của FPT có sự tăng trưởng hàng năm, và riêng giá cổ phiếu đã tăng gần 3 lần. Với thị giá FPT hiện nay, giá trị cổ phần của ông Bùi Quang Ngọc vào khoảng 932,2 tỷ đồng.
Hôm 6/3, chiếc VinFast Lux SA2.0 đầu tiên đã lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp, đánh dấu thành công của chu trình sản xuất thử nghiệm dòng ô tô thương mại “made in Vietnam”. Lập tức, cổ phiếu VIC tăng mạnh đã giúp ông Phạm Nhật Vượng có thêm hơn 8.000 tỷ đồng ngay trong sáng nay.
Dòng vốn từ thị trường chứng khoán còn hạn chế, các doanh nghiệp trong đó có công ty của bầu Đức vẫn phải xoay vòng dựa vào vốn tín dụng. Vấn đề nằm ở chỗ, ngân hàng chỉ cho vay các công ty mẹ và hạn chế cho vay các công ty con.
Vợ chồng ông Trần Đình Long đang sở hữu khối tài sản xấp xỉ 1 tỷ USD thông qua cổ phần nắm giữ tại Hoà Phát, tuy nhiên, hai người con không hề nắm cổ phần nào. Mới đây, công ty riêng của con trai ông Long bất ngờ mua vào 1 triệu cổ phiếu HPG, gián tiếp đánh dấu sự có mặt của Trần Vũ Minh tại tập đoàn này.
Khi nói đến Vicostone (VCS), không thể không nói đến ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch HĐQT, người được coi là linh hồn của Vicostone. Vicostone cũng là doanh nghiệp đưa tên tuổi ông Hồ Xuân Năng trở thành người giàu trên thị trường chứng khoán với khối tài sản nghìn tỷ.
Với việc phát hành cổ phiếu cho đối tác ngoại ở mức giá “khủng” 128.500 đồng/cổ phiếu, nâng vốn điều lệ Trường Hải lên gần 17.000 tỷ đồng, tài sản gia đình ông Trần Bá Dương cũng được định giá lại với quy mô lên tới 6,7 tỷ USD.
Năm Kỷ Hợi 2019 là “năm tuổi” của bà chủ Tân Tạo (bà Đặng Thị Hoàng Yến sinh năm Kỷ Hợi 1959). Tập đoàn này vừa khép lại năm 2018 với kết quả thua lỗ hơn 20 tỷ đồng trong quý IV và thất bại trong việc thực hiện kế hoạch năm mà đại hội đồng cổ đông giao phó.
Doanh nghiệp sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản cho vấn đề tăng vốn điều lệ.
Tập đoàn của đại gia Lê Phước Vũ vừa bước qua quý đầu tiên của năm tài chính 2019 với kết quả thoát lỗ ngoạn mục dù ghi nhận lỗ thuần “trăm tỷ” từ hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân “cứu lãi” của Hoa Sen đến từ thanh lý, bán tài sản (trong đó có thương vụ bán đất tại TPHCM).
Trong 3 ngày vừa qua, giá trị tài sản trên sàn của bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet đã tăng thêm 1.263,8 tỷ đồng. Thống kê của Forbes cho thấy, bà Thảo vẫn đang xếp trong danh sách 1.000 tỷ phú giàu nhất thế giới, giá trị tài sản ròng đạt 2,4 tỷ USD.
Trong phiên giao dịch ngày 16/1, cổ phiếu MWG bất ngờ được khối ngoại mua vào hơn 6,1 triệu đơn vị ở mức giá trần 91.600 đồng/cp, tổng giá trị đạt 565 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận.
DNVN - Chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Kỷ Hợi 2019, đây cũng là thời điểm giá bia trên thị trường TP.HCM bắt đầu tăng, mặc dù hàng không thiếu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo