Tìm kiếm: Trồng-bưởi
Đang có một công việc ổn định ở một cơ quan nhà nước, vừa lấy xong bằng thạc sỹ, mọi người ngỡ ngàng khi chàng trai quê Bến Tre Phan Văn Cường quyết định từ bỏ công việc hiện tại, quay về quê làm nông dân. Và chỉ sau một thời gian ngắn, mọi người lại ngỡ ngàng với những thành quả mà anh Cường đạt được.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc bởi Diễn, lão nông Nguyễn Hữu Trình, tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) bỏ túi hơn 100 triệu đồng mỗi năm.
Thấy chúng tôi thắc mắc về một thanh niên rất đặc biệt, người đã cho ra đời những mô hình kinh tế độc, lạ, hiếm hoi-trồng chanh móng tay, trồng bưởi da xanh kiểng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, Ngô Ngọc Lãng nói ngay: “Trăm nghe không bằng một thấy, mấy anh cứ theo tôi đến đó thì biết ngay thôi”.
Ông Trần Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) nói giọng thật vui: “Cây thanh long đã và đang mang lai hiệu quả kinh tế rất cao và bền vững. Nhiều hộ đã trở thành triệu phú nên gọi loại cây này là cây “phát tài”.
Trồng bưởi da xanh kết hợp với thả nuôi heo rừng lai dưới tán - đó là mô hình phát triển kinh tế hộ của anh Lê Văn Hoàng (42 tuổi, xã Ðinh Trang Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đem lại lợi nhuận kinh tế cao với tổng thu nhập 1,5 tỷ đồng.
Hơn 60 gốc bưởi Năm Roi của một nông dân ở Vĩnh Long sắp cho thu hoạch quả thì bất ngờ bị kẻ xấu chặt phá, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Bắt đầu vào vụ, nhót xanh tuy chưa chín ăn chua loét, nhưng lại là đặc sản khoái khẩu của nhiều chị em công sở ở Thủ đô. Hiện, mỗi kg nhót được trao tận tay cho chị em công sở có giá lên đến cả trăm nghìn đồng.
Ông Đỗ Tấn Bình ngụ ấp Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An cho biết: "Hiện rầy chỏng cánh là đối tượng sâu hại nguy hiểm cho vườn cây có múi, nhất là cây bưởi da xanh. Để khống chế dịch hại rầy chỏng trên cây bưởi, tôi trồng xen canh cây ổi vì theo các nhà nghiên cứu, lá ổi có khả năng đặc biệt xua đuổi loại rầy này...".
Đó là kết quả sau 20 năm bỏ phố lên núi đổ công, đổ sức vào kinh tế vườn đồi của vợ chồng anh Nguyễn Quang Huy và chị Khiếu Thị Mai, ở bản Tràng Bắn, xã Đồng Vương (huyện Yên Thế, Bắc Giang).
Đào tiên vốn là một loại cây không có giá trị về mặt kinh tế, chủ yếu được trồng để làm thuốc. Thế nhưng, qua đôi bàn tay khéo léo của một lão nông ở Hậu Giang, những quả đào tiên truyền thống biến thành những trái đào tiên hồ lô chưng Tết độc đáo với ý nghĩa chưng lấy hên.
Do nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng trái cây trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 tăng cao, nên bưởi Diễn năm nay bán được giá. Anh Đỗ Văn Long, tiểu khu Pa Khen (thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La) trồng 250 gốc bưởi Diễn trên 5.000m2, mỗi năm thu lãi gần 160 triệu đồng, trong đó tiền lãi từ bán bưởi trong dịp tết chiếm tới 2/3.
Làng bưởi Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu), cách thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) 3 km.
Theo truyền thống, vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình thường mua bưởi để cúng gia tiên. Ngoài những loại bưởi có màu vàng, xanh, các lái buôn còn lặn lội lên tận Tuyên Quang để mua bưởi đỏ về phục vụ nhu cầu người dân Hà Nội.
Hiện nay, những vườn bưởi Diễn có tuổi đời trên 20 năm ở Phú Diễn rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, giá bưởi vì thế cũng đắt gấp 3-4 lần so với các giống bưởi khác trên thị trường.
Với việc hỗ trợ thành viên ứng dụng công nghệ vào canh tác, vườn bưởi của HTX Hữu Văn (Chương Mỹ, Hà Nội) đã đạt năng suất lên tới 200 quả/cây và giá thành cao gấp 2 lần so với truyền thống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo