Tìm kiếm: Xuất-khẩu-cá-tra
DNVN – Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 tháng đầu năm nay, tổng khối lượng nhập khẩu cá tra đông lạnh của Mỹ tăng 8%; tổng giá trị nhập khẩu tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam hiện đang là nguồn cung chủ yếu, chiếm tới 89,5% tổng lượng nhập khẩu cá da trơn của Mỹ.
DNVN - Thêm 100 ca mắc COVID-19 mới; đầu tuần thị trường chứng khoán giảm mạnh; hơn 6.000 người đăng ký thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine phòng COVID-19 Nano Covax của Việt Nam; Nghệ An tạm dừng các hoạt động thiết yếu tại nhiều địa phương; đề xuất cấp 'hộ chiếu vaccine' cho lái xe chở nông sản xuất khẩu... là những tin chính tối nay (7/6).
DNVN - Theo VASEP, thị trường Mỹ đang chiếm 21% xuất khẩu tôm của Việt Nam nên sự hồi phục của thị trường này là đòn bẩy cho xuất khẩu tôm bật lên mạnh mẽ hơn trong năm 2021. Việt Nam đang có cơ hội lớn để tăng thị phần tại thị trường Mỹ khi một số nước xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19.
Xuất khẩu các sản phẩm thủy sản như ram khô, đồ hộp, chả cá, surimi đang có chiều hướng gia tăng.
Một số doanh nghiệp (DN) lớn trong nước đang tỏ ra lạc quan khi kỳ vọng gia tăng doanh thu, lợi nhuận trở trong năm nay với xu hướng sản xuất kinh doanh ngày càng tốt lên. Tuy nhiên, với các DN vừa và nhỏ, dường như vẫn đang chật vật để duy trì hoạt động, rất cần tiếp tục tái cấu trúc.
Chi phí giá thành bị đội lên từ việc tăng giá các loại phân bón, thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu, cước vận chuyển... đang là bài toán “đau đầu” với ngành hàng nông thuỷ sản khi vẫn chưa tìm được lời giải, vì còn “nặng đầu vào”.
Xuất khẩu thủy sản tháng 2 vừa qua ghi nhận mức giảm 19% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy vậy, lũy kế 2 tháng, xuất khẩu thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ.
Tháng 11, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đã giảm 29,3% so với tháng 10. Dự báo nếu tình hình ách tắc các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc được tháo gỡ, tổng giá trị xuất khẩu cá tra trong năm 2020 có thể chỉ giảm dưới 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Bài học khủng hoảng của cá tra ở thị trường EU, hay sự lép vế của nhiều mặt hàng nông sản do thiếu thương hiệu đang đặt ra vấn đề đổi mới hoạt động xúc tiến xuất khẩu, quảng bá sản phẩm... để nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam.
VASEP khuyến cáo các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra trong thời gian này cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá thấp, hạ giá cá tra nguyên liệu vì điều này không những không giúp giải tỏa ách tắc hàng ở cảng mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu hồi phục sau thời gian "đóng băng" vì đại dịch COVID-19. Song ngành cá tra cần phải thận trọng khởi động lại thị trường này, cũng như tính tới cách thức phát triển bền vững cho mình.
Tính đến nửa đầu tháng 8/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 85,55 triệu USD, giảm 34,1% so với cùng kỳ năm trước, các doanh nghiệp chuyển hướng về nội địa.
Liệu các doanh nghiệp có tận dụng được thời gian 3 tháng cuối năm để tăng tốc đẩy mạnh xuất khẩu, bù đắp sự suy giảm vì tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 trước đó.
Tình hình xuất khẩu cá tra sang Anh tăng hơn 23% trong 8 tháng của năm nay, mặc dù xuất khẩu sang các thị trường khác đều giảm mạnh.
Do ảnh hưởng của Covid-19, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đi các thị trường nói chung và EU nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhiều người kỳ vọng, xuất khẩu cá tra qua EU sẽ phục hồi tốt hơn sau dịch do tận dụng tốt lợi thế từ EVFTA.
End of content
Không có tin nào tiếp theo