Tìm kiếm: Xuống-giống
Biến những cánh đồng chiêm trũng thành các vựa nuôi trồng thủy sản tập trung, mỗi năm HTX nuôi trồng kinh doanh thủy sản cây con đặc sản Kim Tiến (xã Kim Tân, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) sản xuất, cung ứng ra thị trường hơn 200 tấn thủy sản các loại, doanh thu hàng chục tỷ đồng.
Mỗi năm, một ha đất trồng dưa chuột cho năng suất từ 500 đến 600 kg hạt khô. Theo nhẩm tính của ông Vũ Văn Bàn, ở thôn 6, xã Trường Xuân (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) với giá bán từ 900 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/kg thì mỗi năm 1 ha dưa chuột đã mang về nguồn thu cho gia đình hơn 500 triệu đồng.
Nắm bắt được xu thế nhu cầu thị trường, Trạm Khuyến nông TP. Sóc Trăng đã xây dựng mô hình trồng ớt theo hướng an toàn, cung cấp đến người tiêu dùng. Để ớt đảm bảo đầu ra ổn định, đơn vị đã thực hiện trồng ớt trong nhà lưới, bước đầu đã tăng thêm thu nhập cho hộ dân canh tác.
Anh Nguyễn Hoài Thanh, 32 tuổi, quê ở ấp Trường Khương, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) là người đầu tiên trồng quýt đường thành công với quy mô lớn ở địa phương.
Làng trầu Vị Thủy (thuộc xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đã nổi tiếng từ lâu đời. Ở làng trầu có trên 200 hộ trồng trầu với diện tích trên 32ha, tập trung nhiều nhất ở ấp 5 và ấp 7.
Anh Hà Văn Đại, sinh năm 1981 là một trong những gương tiêu biểu của huyện Kon Plong (Kon Tum) trong quá trình khởi nghiệp. Bắt đầu từ hai bàn tay trắng, nay anh Đại đã có tổng diện tích ươm trồng gần 7ha các loại sâm dây, sâm đương quy và một số loại cây dược liệu khác cho thu nhập trên 800 triệu đồng mỗi năm.
Na Hoàng Hậu từ lúc xuống giống cho đến khi ra quả chỉ 2 năm, là loại cây dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, ít đòi hỏi nước.
Xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) là địa phương duy nhất được Nhà nước công nhận làng nghề cau (năm 2007).
Vài năm trở lại đây, trồng khoai lấy ngó trở thành nghề mới, cho thu nhập cao tại xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện (Hải Dương).
Thông qua sự hỗ trợ của ngành chức năng địa phương, anh A Phiên, xã Đắk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) đã trồng thử 300m2 cây sâm đá-loại cây vốn mọc hoang và đồng bào gọi là cây thuốc 'khỏe thần kỳ'. Sau 1 năm trồng, anh A Phiên thu hoạch 1 tạ củ bán được 20 triệu đồng.
Ông Lê Hanh (sinh năm 1949), thôn Hòn Lay, xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trồng 2,5ha cây tầm vông. Cây tầm vông ra măng, lên cây thẳng tắp, bán lai rai quanh năm với gia 25.000 đồng/cây, ông Hanh lãi cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Ông Nguyễn Văn Tường, xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) cho biết, chỉ trồng tre thôi, gia đình ông có ngay gần 1 triệu đồng mỗi ngày'. Cây tre ông Tường trồng bán măng, bán lá và bán giống.
Mỗi năm làm chỉ 1 vụ nhưng rau muống lấy hạt ở xã Hiệp Thương, huyện Phú Tân (An Giang) cho thu nhập khá cao, thu hút số hộ tham gia ngày càng đông. Nhờ sản xuất ít 'đụng hàng', năm nay bà con phấn khởi vì tiếp tục được mùa, được giá.
Mồ hôi nhễ nhại trên trán, tay ôm quả mít nặng gần 30kg, anh Thới, ấp Hòa Lộc 2, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) tâm tình: 'Trái này bán cầm chắc trong tay được 1,4 triệu đồng..'. Vườn mít Thái hơn 1.300 cây của gia đình anh Thới thu 2 đợt tổng cộng 25 tấn, trị giá hơn 1,1 tỷ đồng.
Gần 1 năm trước, anh Phạm Văn Thắng, xóm Thượng 2, xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) mang giống khoai môn từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam về trồng thử nghiệm trên ruộng đất lúa của gia đình. Ngó khoai môn lớn nhanh như thổi, chỉ sau 2 tháng đã cho thu hoạch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo