Tìm kiếm: Xăng-dầu-giảm
Mặc dù thị trường chứng khoán Mỹ lên xuống đan xen trong cả tuần qua, song việc các chỉ số liên tiếp xác lập các mức cao kỷ lục mới, cùng những tín hiệu đầy lạc quan từ nền kinh tế số một thế giới đã giúp phố Wall đón nhận tuần tăng điểm thứ bảy liên tiếp.
“Giá dầu giảm 1USD/thùng thì ngân sách sẽ mất 1.000 tỉ” là thông tin được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đưa ra tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11 mới đây. Trước diễn biến giảm sâu của giá dầu, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định: Sẽ có tác động đan xen vừa thuận lợi, vừa khó khăn vì Việt nam dù bị hụt nguồn thu từ dầu thô, nhưng tổng thể sẽ có lợi nhiều hơn, khi giá thành phẩm xăng, dầu nhập khẩu giảm - mà xăng, dầu vốn là đầu vào thiết yếu của nền kinh tế.
Trước tình hình doanh nghiệp vận tải chây ì giảm giá cước khi giá xăng dầu giảm mạnh, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính phủ đưa cước vận tải vào danh mục hàng hóa phải thực hiện bình ổn giá. Việc kê khai giá cước cũng được đề nghị thực hiện trên diện rộng, không bó hẹp như trước...
Nhiều chuyên gia nhận định việc giá dầu thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm sẽ tác động mạnh đến kinh tế trong nước theo hướng thiệt nhiều hơn lợi.
Giá xăng dầu giảm tưng bừng kéo theo nhiều mặt hàng giảm giá, nhưng dịch vụ ăn uống vẫn không xuống giá, thậm chí còn tăng...
Giá xăng dầu giảm tưng bừng kéo theo nhiều mặt hàng giảm giá, nhưng dịch vụ ăn uống vẫn không xuống giá, thậm chí còn tăng...
Là nhận định của ông Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới dự báo kết quả chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong thời gian tới đây.
Chỉ một số doanh nghiệp vận tải giảm giá cước khoảng 2% - 10%, phần lớn còn lại vẫn kìm giá. Riêng giá hàng hóa chỉ biến động theo lượng hàng về chợ nhiều hay ít
Trong nhiều năm qua, chưa bao giờ có chuyện doanh nghiệp vận tải tự động giảm giá. Còn chế tài bắt buộc doanh nghiệp phải giảm giá cước khi xăng dầu giảm chưa có. Vì thế, doanh nghiệp tranh thủ chậm giảm giá, thu lợi, còn người dân “thiệt đơn thiệt kép”.
Trước sức ép từ người dân và cơ quan quản lý buộc các doanh nghiệp vận tải phải tính toán lại giá cước hợp lý sau khi giá xăng giảm, nhưng nhiều doanh nghiệp vận tải hoạt động trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa muốn giảm.
Trước sức ép từ người dân và cơ quan quản lý buộc các doanh nghiệp vận tải phải tính toán lại giá cước hợp lý sau khi giá xăng giảm, cho đến thời điểm này các doanh ngiệp vận tải hoạt động trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa mấy mặn mà với việc giảm giá cước, thậm chí còn “lánh mặt,” kêu khó khăn.
Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Lê Thị Loan cho biết, sau các đợt xăng dầu giảm giá, sở này cùng Sở GTVT yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh vận tải giảm giá cước. Đến nay gần 30 doanh nghiệp đến Sở Tài chính nộp hồ sơ giảm giá cước theo yêu cầu.
Theo tính toán, với mức giá xăng dầu giảm 12% - 16% như hiện nay, mức giá cước vận tải có thể giảm 5% - 7%.
Từ ngày 1/1/2015, lương tối thiểu vùng sẽ tăng. Không ít người tiêu dùng lo ngại giá cả hàng hóa sẽ “té nước theo mưa”. Để đảm bảo việc tăng lương thực sự có ý nghĩa, cần sự vào cuộc sớm của các cơ quan chức năng.
Khi giá xăng dầu tăng, các mặt hàng liên quan trực tiếp và gián tiếp đều rục rịch tăng theo. Tuy nhiên, khi giá xăng dầu nhiều lần giảm, doanh nghiệp không muốn hạ giá nhiều mặt hàng thiết yếu, dù Bộ Tài chính đã lên tiếng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo