Tìm kiếm: Xả-rác

Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây có sự đầu tư lớn từ chính quyền địa phương để xây kè, làm đường, trồng cây, xử lý rác thải,... nhưng chỉ mới dừng lại ở mức các công trình trọng điểm như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé và một phần kênh Đôi - kênh Tẻ. Đa số các kênh rạch khác của Thành phố Hồ Chí Minh đang ô nhiễm rất trầm trọng, thậm chí có đoạn kênh rác đã ngập dày đến mức có thể đi bộ qua kênh.
Ngày 17.4, tại cuộc họp báo thông tin về mùa du lịch Sầm Sơn 2015, ông Trịnh Tuấn Sinh, Bí thư Thị ủy TX.Sầm Sơn (Thanh Hóa) khẳng định, chính quyền địa phương kiên quyết thực hiện “9 không” để ngăn chặn nạn ăn xin, đeo bám làm phiền du khách, ép buộc khách sử dụng hàng hóa và dịch vụ.
Suối Hội Phú chảy giữa lòng thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) nhưng thay vì tạo cảnh quan đô thị thì lại đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi vô số những rác thải, nước thải sinh hoạt, nước phân từ chăn nuôi heo, gà của những hộ gia đình sinh sống hai bên bờ. Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, môi trường sống bị ảnh hưởng là những gì mà người dân gần khu vực suối đang phải gặp phải.
Nhắc đến phường Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội), hẳn ai cũng nghĩ ngay tới một nơi sống lý tưởng, vừa tiện đường đi lại, vừa có không khí trong lành. Nhưng “nằm trong chăn mới biết chăn có rận,” mấy người biết được, tại khu vực này nhiều năm nay, hàng nghìn hộ dân đang phải khốn khổ sống chung với... muỗi.
Chất lượng không khí, khả năng lọc nước thải, lượng nhà vệ sinh, số người đến quá đông... là những yếu tố môi trường cần quan tâm trước hết tại các di tích, nhất là trong mùa lễ hội này.
Hầu như ai cũng biết khi tham gia giao thông, gặp đèn đỏ phải dừng. Đó là luật, là văn hóa. Đâu cũng vậy, chả riêng xứ này, và không loại trừ một ai. Đáng lẽ ý thức ấy phải ngấm vào máu, lặn vào từng tế bào, thành điều hết sức bình thường trong đời sống mỗi con người, nhưng… thực tế lại không hẳn thế.

End of content

Không có tin nào tiếp theo