Tìm kiếm: bổng-lộc

“Lâu nay thường có tâm lý là môt người làm quan thì cả họ được nhờ nên chuyện từ chức nặng nề lắm”, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Đỗ Văn Đương nói như vậy khi trao đổi với Tiền Phong về đề xuất quy định từ chức trong luật.
Người châu Âu đặt chân đến Việt Nam vào giữa thế kỷ thứ XVIII. Xứ sở này có rất nhiều điều làm cho họ ngạc nhiên. Một trong những điều lạ lẫm nhất đối với họ là tiền lương của người Việt thấp. Một viên chức người Pháp thốt lên rằng anh ta không hiểu nổi vì sao lương tháng của quan Thượng thư Triều đình Huế không bằng lương một ngày của quan đầu tỉnh người Pháp. Với lương thấp họ lấy gì nuôi vợ, nuôi con, chưa nói đến khoản tiền phải dành dụm phòng khi trái gió trở trời. Thức lâu mới biết đêm dài
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Đỗ Văn Đương cho rằng: "Xét tăng tuổi nghỉ hưu phải dành cho lao động chất lượng cao. Nếu xây dựng luật chỉ nhằm vào chuyện quỹ bảo hiểm có vỡ hay không cũng là nhóm lợi ích trong việc xây dựng chính sách pháp luật"
Không hiểu sao người ta lại lấy làm hoan hỷ, sung sướng với những thứ cướp được ở nơi tôn nghiêm chốn cửa đền. Ở nơi linh thiêng đó người ta còn cướp được, vậy tự hỏi ở đời, nếu có cơ hội, bao nhiêu người sẽ ngoảnh mặt làm ngơ mà không cướp “lộc đời”?.
Việc Thủ tướng Chính phủ quy định về việc xử lý kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý là một quyết tâm và bước tiến đáng kể trong công tác phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên giữa nói và làm luôn là một khoảng cách nên tôi sẽ chờ xem!
Trong mô hình chức tước gắn với lợi ích, bổng lộc cũng như với truyền thống coi “làm quan” là một sự thành đạt duy nhất đáng kể, việc từ chức là rất khó khăn. Chẳng những rườm rà về thủ tục, việc từ chức ở ta còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình, người thân, phe nhóm... Không khéo vợ con là những người phản đối điều đó đầu tiên.

End of content

Không có tin nào tiếp theo