Tìm kiếm: cà-phê-việt-nam

Mùa thu hoạch cà phê tại 5 tỉnh Tây Nguyên đã sắp kết thúc nhưng các nhà vườn lại đứng trước hàng loạt nỗi lo. Từ giá cả, thời tiết thất thường, cây giống và cả cách chăm bón cho vụ tới.
Trước những bất cập của thị trường và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài, cần sớm có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp cà phê trong nước nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nửa cuối năm 2012, hai mặt hàng nông sản của Việt Nam là cà phê, gạo đã lần lượt vươn lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu. Tuy nhiên, để sự hiện diện này thể hiện đúng tầm vóc cả về chất và lượng, còn nhiều việc phải làm.
(DNHN) Sản lượng cà phê chè (Arabica) ở Việt Nam tăng đều đặn trong các năm qua, dự kiến vụ 2011-2012 Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 55.000 tấn, trong đó khoảng 15.000 tấn chế biến khô.
Không phải ngẫu nhiên mà Trung Nguyên trở thành một trong những thương hiệu được người Việt ưa thích nhất theo khảo sát B& Company Việt Nam và Nikkei BP Consultancy. Nếu thống kê các thông tin báo chí cũng như theo dõi từng bước đi của họ, có thể khách quan công nhận rằng Trung Nguyên là một trong rất ít thương hiệu Việt Nam tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc cho người tiêu dùng.
Khi giá cà phê sụt giảm, đại lý, doanh nghiệp tư nhân cung ứng cà phê cho nhà xuất khẩu bị vỡ nợ. Đến khi giá tăng cao thì nhà xuất khẩu vỡ nợ hoặc thua lỗ mà căn nguyên trước hết là do hớ từ... hợp đồng mua bán.

End of content

Không có tin nào tiếp theo