Tìm kiếm: cán-cân-thanh-toán

Qua 9 tháng năm 2014, kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. Nổi bật ở các chỉ số như: xuất khẩu, sản xuất công nghiệp tăng cao, trong khi hàng tồn kho giảm; CPI tăng thấp; vốn ODA và FDI thực hiện vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế vẫn chưa thực sự thoát khỏi giai đoạn khó khăn. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu cho biết như vậy tại cuộc giao ban giữa Bộ với các bộ, ban, ngành, địa phương ngày 26/9, tại Hà Nội.
Hàng năm, Việt Nam là một trong những quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới (10,5 tỷ USD năm 2012, 11 tỷ USD năm 2013). Tuy nhiên, khi nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt và khi hoạt động đầu tư, thương mại ngày càng gia tăng thì Việt Nam cũng có thể trở thành mục tiêu của hoạt động rửa tiền thông qua con đường kiều hối.
Chiều ngày 29/7/2014, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã có thông cáo báo chí về việc nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Cụ thể, mức tín nhiệm đối với trái phiếu của Chính phủ được tăng lên 1 bậc, từ mức B2 lên mức B1 và mức triển vọng được đánh giá là ổn định.
Tỷ giá vẫn đang được các ngân hàng điều chỉnh tăng giá bán khiến thị trường lại đặt dấu hỏi về kỳ vọng NHNN sẽ điều chỉnh nốt 1% còn lại trong quota 2% đặt ra hồi đầu năm. Tuy nhiên, giới chuyên gia khẳng định giá USD có “sóng” là do tính thời vụ chứ không phải kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá. Vì nếu có điều chỉnh thì là câu chuyện của cuối năm chứ không phải thời điểm này.
"Phải làm rõ sức đề kháng của kinh tế Việt Nam trong một thế giới biến động như hiện nay. Trong tình hình này, phải có sáng tạo, đổi mới. Liệu Việt Nam có năng lực để làm 1 công cuộc đổi mới để quốc tế ngưỡng mộ như cuộc đổi mới năm 86 – 90 hay không? TS Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi.

End of content

Không có tin nào tiếp theo