Tìm kiếm: công-nghiệp-chế-biến-chế-tạo
Từ cơ quan quản lý tới chuyên gia đều có chung nhận định, năm 2013 là khó khăn nhất của giới kinh doanh hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên nhờ đó, nền kinh tế đã thanh lọc mạnh mẽ các doanh nghiệp (DN) yếu kém, đầu tư chộp giật, phong trào.
Nhiều cửa hàng, DN tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã mở hàng đầu năm. Dù đã có hàng loạt các chương trình khuyến mãi, tặng quà nhưng đều có chung nỗi buồn là sức mua yếu kém. Khi người dân cạn tiền, chi tiêu ít thì DN khó nghĩ đến tăng trưởng.
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và tăng thêm trong tháng 1/2014 là 397,15 triệu USD, bằng 78,1% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, số vốn FDI giải ngân trong tháng 1/2014 cũng đạt khoảng 465 triệu USD, tăng 3,3% với cùng kỳ năm 2013.
UBND tỉnh Thái Nguyên vừa chính thức trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Hansol Electronics Việt Nam, công ty con của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), để triển khai dự án sản xuất các linh kiện điện tử cho điện thoại Samsung.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, DN có vốn FDI tại Việt Nam là DN của Việt Nam và là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Việt Nam đã nhận thức cần phải đổi mới theo hướng minh bạch, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và có sự bảo hộ của Chính phủ Việt Nam với những nhà đầu tư làm ăn chính đáng, nghiêm túc.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng rất chậm trong năm 2013 đang có tác động tiêu cực đến sản xuất của hầu hết nông dân và các công nghiệp trong nước, theo một chuyên gia kinh tế.
Trong một năm kinh tế khó khăn, lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã đạt được những kết quả tích cực hơn kỳ vọng của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, nhiều vấn đề nội tại vẫn chưa được giải quyết.
Tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2013 diễn ra sáng nay (23/12), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong năm nay, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 5,42% so với năm 2012.
Số liệu chưa được chốt đến ngày cuối cùng của năm, nhưng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã đạt trên 21,6 tỷ USD, vượt xa mục tiêu đề ra của năm nay.
Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải phát kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đã đề ra; bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hóa, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán; tăng cường chống thất thu, triệt để thực hành tiết kiệm... là một số nội dung quan trong được các thành viên Chính phủ thảo luận trong phiên họp thường kỳ tháng 11.
Cùng với lượng vốn đầu tư không ngừng gia tăng, “khẩu vị” và hình thức đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi.
11 tháng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, cả cấp mới và tăng thêm, đã đạt trên 20,8 tỷ USD.
Dù Chính phủ đang nỗ lực dùng ‘đòn bẩy’ kích cầu song chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 11 chỉ tăng 0,34% so với tháng 10/2013. Con số này đang đi ngược với mong muốn trọng cầu mà các cơ quan chức năng đang nỗ lực thực hiện.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, vẫn còn đó những nét trầm trong bức tranh tổng quan về doanh nghiệp - doanh nhân. Cỗ xe kinh tế Việt Nam đang chạy chỉ với một động cơ là khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Có tới vài chục nghìn doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2013, khiến những lo ngại về số doanh nghiệp “rời bỏ thị trường” ngày càng lớn. Vậy con số doanh nghiệp phá sản thực sự là bao nhiêu?
End of content
Không có tin nào tiếp theo