Tìm kiếm: chấp-nhận-rủi-ro

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, chiều 13/5, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, các đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm, góp ý kiến về quy định chấp nhận rủi ro trong hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo; đề nghị cần làm rõ ranh giới giữa rủi ro được chấp nhận và vi phạm pháp luật để tránh lạm dụng trong hoạt động này.
DNVN - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần thiết đổi mới quy trình triển khai thực hiện các đề tài, nghiên cứu khoa học, công nghệ; có cơ chế cho phép các nhà khoa học, doanh nghiệp chủ động, tự bỏ tiền ra để triển khai các đề tài nghiên cứu, công trình thành sản phẩm, sau đó nếu được Nhà nước chấp nhận, phê duyệt thì trả tiền.
Triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia, Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm 1 số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển KHCN, ĐMST và chuyển đổi số quốc gia “thổi luồng gió” mới, từng bước hình thành hệ sinh thái ĐMST đồng bộ.
DNVN - Số lượng sinh viên theo học ngành khoa học công nghệ còn khiêm tốn, lực lượng nhân sự giỏi trong công nghệ kỹ thuật nhưng doanh nghiệp chưa tận dụng được, hay giao quyền tự chủ trong quản lý, khai thác tài sản được hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học được coi là điểm nghẽn cần tháo gỡ để phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ.
DNVN - Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi khó lường, con đường phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đòi hỏi chiến lược thích nghi chủ động của doanh nghiệp để duy trì sự bền vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Nói như Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái "doanh nghiệp chậm 1 ngày có thể mất 3 ngày cơ hội".

End of content

Không có tin nào tiếp theo